38. Quy trình kiểm định an máy khoan, máy ép cọc, đóng cọc sử dụng trong thi công xây dựng – BXD

Lưu về máy: bấm vào đây để tải bản đầy đủ.

1. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
1.1. Phạm vi áp dụng
Quy trinh kiểm định kỹ thuật an toàn này áp dụng để kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu, kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ và kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường đối với các máy khoan, máy đóng cọc sử dụng trong thi công xây dựng (sau đây viết tắt là máy khoan và máy đóng cọc) thuộc Danh mục máy, thiết bị, vật tư, chất cỏ yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành và thuộc thẩm quyền quàn lý nhà nước của Bộ Xây dựng.
Quy trinh kiểm định kỹ thuật an toàn này áp dụng cho các loại máy khoan và máy đóng cọc theo phụ lục A1 của quy trinh này.
Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn này không áp dụng cho các loại máy khoan thi công hầm, máy khoan có mũi khoan bi dùng cho khoan đá, máy khoan dùng trong ngành công nghiệp dầu khí, các loại máy khoan, máy đóng và rút cọc đặt trên phao nổi.
Căn cứ vào quy trình này, các tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn áp dụng trực tiếp hoặc xây dựng quy trình chi tiết cho từng dạng, toại máy khoan và máy đóng cọc nhưng không được trái với quy định của quy trình này.
1.2. Đối tượng áp dụng
– Nhà thầu thi công xây dựng, tồ chức, cá nhân sờ hữu, quàn lý, sử dụng máy khoan và máy đóng cọc nêu tại mục 1.1 cùa Quy trình này (sau đây gọi tắt là cơ sở);
– Các tố chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động;
– Các kiểm định viên kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
2. TÀI LIỆU VIỆN DẪN
– QCVN 7:2012/BLĐTBXH Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng;
–  TCVN 7772:2007 về xe máy và máy thi công di động – Phân loại;
TCVN 8855-2:2011 về cần trục vá thiết bị nâng – Chọn cáp – Phần 2: Cần trục tự hành – Hệ số an toàn;
– TCVN 10837:2015 về cần trục – Dây cáp – Bảo dưỡng, bảo trì, kiểm tra và loại bỏ;
– TCVN 4244:2005: Thiết bị nâng thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật
– TCVN 4755:1989: cần trục – Yêu cầu an toàn đối với các thiết bị thuỷ lực
– TCVN 5206:1990: Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng
– TCVN 5208-1:2008 về cần trục – Yêu cầu đối với cơ cấu công tác – Phần 1: Yêu cầu chung;
– TCVN 5208-4:2008 về cần trục – Yêu cầu đối với cơ cấu công tác – Phần 4: cần trục kiểu cần;

– TCVN 5209:1990: Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với thiết bị điện.
– TCVN 5179:1990: Máy nâng hạ – Yêu cầu thử thuỷ lực về an toàn
– EN 16228-1:2014, Drilling and Foundation Equipment – Safety – Part 1: Common requirements (EN 16228-1:2014 về máy khoan, máy ép cọc, máy hạ cọc – An toàn – Phần 1: Yêu cầu chung);
– EN 16228-2:2014, Drilling and Foundation Equipment – Safety – Part 2: Mobile drill rigs for civil and geotechnical engineering, quarrying and mining (EN 16228-2:2014 về máy khoan, máy ép cọc, máy hạ cọc – An toàn – Phần 2: Máy khoan tự hành dùng trong xây dựng dân dụng, khảo sát địa chất và khai thác mỏ);
– EN 16228-5:2014, Drilling and Foundation Equipment – Safety – Part 5: Diaphragm walling equipment (EN 16228-5:2014 về máy khoan, máy ép cọc, máy hạ cọc – An toàn – Phần 5: Máy thi công tường trong đất);
– EN 16228-7:2014, Drilling and Foundation Equipment – Safety – Part 7: Interchangeable auxiliary equipment (EN 16228-7:2014 về máy khoan, máy ép cọc, máy hạ cọc – An toàn – Phần 7: Máy gia cố nền móng đa chức năng bằng phương án thay đổi cơ cấu công tác).
Trong trường hợp các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn quốc gia viện dẫn tại Quy trinh kiểm định này có bổ sung, sửa đổi hoặc thay thế thì áp dụng theo quy định tại văn bản mới nhất.
Việc kiểm định các chỉ tiêu về kỹ thuật an toàn của cần trục tháp có thể theo tiêu chuẩn khác khi có đề nghị của cơ sở sử dụng, chế tạo với điều kiện tiêu chuẩn đó phải cỏ các chỉ tiêu kỹ thuật về an toàn bằng hoặc cao hơn so với các chỉ tiêu quy định trong các tiêu chuẩn quốc gia được viện dẫn trong quy trình này.
3. THUẬT NGỮ, ĐỊNH NGHĨA
QQuy trình này sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa trong các tài liệu viện dẫn nêu trên và một số thuật ngữ, định nghĩa trong quy trình này được hiểu như sau:
3.1. Máy khoan sử dụng trong thi công xây dựng:
Máy khoan sử dụng trong thi công xây dựng (sau đây gọi tắt là máy khoan) là máy chuyên dụng hoặc bán chuyên dụng được thiết kế cho một hoặc nhiều công dụng sau:
– Khoan lỗ có đường kính nhỏ để lấy mẫu nghiên cứu đất, đá hoặc để lắp ống hoặc để tiến hành kiểm tra tại chỗ (mục A1.1 phụ lục A1);
– Khoan tạo các lỗ tròn trong nền đất phục vụ thi công cọc trong đất hoặc thi công cọc nhồi (mục A1.2 phụ lục A1);
– Đào đất tạo các lỗ hình hộp chữ nhật trong nền đất phục vụ thi công tường trong đất (mục A1.3 phụ lục A1).
3.2. Máy đóng cọc sử dụng trong thi công xây dựng
Máy đóng cọc sử dụng trong thi công xây dựng (sau đây gọi tắt là đóng cọc) là máy chuyên dụng hoặc bán chuyên dụng được thiết kế để đóng cọc vào trong nền đất bằng các loại búa rơi, búa hơi, búa Diesel, búa thủy lực và búa rung có dẫn hướng hoặc không có dẫn hướng (mục A1.4 phụ lục A1).
3.3. Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu
Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của máy khoan và máy đóng cọc theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quổc gia về an toàn sau khi lắp đặt và trước khi đưa vào sử dụng lần đầu.
3.4. Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ
Là hoạt động đánh giá tinh trạng kỹ thuật an toàn của máy khoan và máy đóng cọc theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia về an toàn khi hết thời hạn của lần kiểm định trước.
3.5. Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường
Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn máy khoan và máy đóng cọc theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quổc gia về an toàn trong các trường hợp sau:
– Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo cỏ ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của máy;
– Khi có yêu cầu của cơ sở hoặc cơ quan có thẩm quyền;
– Máy nhập khẩu đã qua sừ dụng.
4. CÁC BƯỚC KIỂM ĐỊNH
Khi kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu, kiểm định kỹ thuật an toán định kỳ và kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường phải lần lượt tiến hành theo các bước sau:
4.1. Chuẩn bị kiểm định
– Thống nhất kế hoạch kiểm định;
– Kiểm tra hồ sơ, lý lịch máy (theo mục 7.1);
– Chuẩn bị máy trước khi kỉểm định (theo mục 7.2);
– Chuẩn bị mặt bằng trước khi kiểm định (theo mục 7.3);
– Chuẩn bị các dụng cụ để phục vụ quá trình kiểm định (theo mục 5);
– Xây dựng và thống nhất thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn với cơ sở trước khi kiểm định.
4.2. Tiến hành kiểm định
– Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài
– Kiểm tra kỹ thuật – Thừ không tài
– Các chế độ thử tải – phương pháp thử
4.3. Xừ lý kết quà kiểm định
Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quà kiểm tra ở bước trước đó đạt yêu cầu. Tất cả các kết quà kiểm tra của từng bước phải được ghi chép đầy đủ vào bản ghi chép tại hiện trường theo mẫu quy định tại phụ lục C1 và lưu giữ tại tổ chức kiểm định.
5.THIẾT BỊ, DỤNG CỤ PHỤC VỤ KIỂM ĐỊNH
Các thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định phải phù họp với đối tượng kiểm định và phải được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định, bao gồm:
– Thiết bị cân tải trọng thừ khi không xác định chính xác trọng lượng cùa tải trọng thừ;
– Thiết bị siêu âm kiểm tra chiều dày, thiết bị kiểm tra khuyết tật bằng phương pháp không phá hủy;
– Các dụng cụ, thiết bị đo lường cơ khí: đo độ dài, đo đường kính, khe hở;
– Thiết bị đo vận tốc dài và vận tốc vỏng;
– Các thiết bị đo kiểm chuyên dùng khác nếu cần;
– Áp kế chuẩn và bơm tay thử áp kế.
– Thiết bị đo điện trở tiếp đất;
6. ĐIỀU KIỆN KIẾM ĐỊNH
Khi tiến hành kiểm định phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
– Máy phải ở trạng thái sẵn sàng đưa vào kiểm định;
– Hồ sơ kỹ thuật của máy phải đầy đủ;
– Các yếu tố môi trường, thời tiết đù điều kiện không làm ảnh hưởng tới kết quà kiểm định;
– Các điều kiện về an toàn, vệ sinh lao động phải đáp ứng để vận hành máy.
7. CHUẨN BỊ KIỂM ĐỊNH
Trước khi tiến hành kiểm định máy, tổ chức kiểm định và cơ sở phải phối hợp, thống nhất kế hoạch kiểm định, chuẩn bị các điều kiện phục vụ kiểm định và cử người tham gia, chứng kiến kiểm định.
7.1. Kiềm tra hồ sơ, lý lịch máy
7.2.Chuẩn bị máy trước kiềm định
Trước khi tiến hành kiểm định, máy phải được rửa sạch và kiểm định viên phải kiểm tra tình trạng của các hạng mục dưới đây:
7.3. Chuẩn bị mặt bằng trước khi kiểm định
7.4. Chuẩn bị đầy đủ các thiết bị, dụng cụ đề phục vụ quá trinh kiểm định (theo mục 5).
7.5. Xây dựng và thống nhất thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn với cơ sở trước khi kiểm định. Trang bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân, đảm bào an toàn trong quá trình kiểm định.

Lưu về máy: bấm vào đây để tải bản đầy đủ.