10.3. Quy trình kiểm định an cần trục tự hành – BLĐTBXH
Lưu về máy: bấm vào đây để tải bản đầy đủ
1. PHẠM VI VÀ ĐÓI TƯỢNG ÁP DỤNG
1.1. Phạm vi áp dụng
Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn này áp dụng để kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu, định kỳ, bất thường đối với các thiết bị nâng dạng cần trục tự hành thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Quy trình này không áp dụng cho các loại cân trục nêu trên đặt lên hệ nôi làm việc.
1.2. Đối tượng áp dụng
– Các tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động;
– Các kiểm định viên kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
2. TÀI LIỆU VIỆN DẪN
– QCVN 7: 2012/BLĐTBXH, Quy chuẩn Quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng;
– QCVN 29:2016/BLĐTBXH, Quy chuẩn quốc gia về an toàn lao động đối với cần trục;
– TCVN 8590-2:2010 (ISO 4301-2:2009), Phần 2: cần trục tự hành.
– TCVN 8242-2:2009, cần trục – Từ vựng – Phần 2, cần trục tự hành;
– TCVN 10837:2015, cần trục – Dây cáp – Bảo dưỡng, bảo trì, kiểm tra và loại bỏ;
– TCVN 8855-2-2011. cần trục và thiết bị trục tự hành. Hệ số an toàn;
– TCVN 4244:2005, Thiết bị nâng thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật;
– TCVN 5206:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng;
– TCVN 4755:1989, cần trục. Yêu cầu an toàn đối với các thiết bị thuỷ lực;
– TCVN 5179:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu thử thuỷ lực về an toàn.
Trong trường hợp các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn quốc gia viện dẫn tại Quy trình kiểm định này có bỗ sung, sửa đổi hoặc thay thế thì áp dụng theo quy định tại vãn bản mới nhất.
Việc kiểm định kỹ thuật an toàn cần trục tự hành có thể theo tiêu chuẩn khác khi có đề nghị của cơ sở sử dụng, cơ sở chế tạo với điều kiện tiêu chuẩn đó phải có các chỉ tiêu kỹ thuật về an toàn bằng hoặc cao hơn so với các chỉ tiêu quy định trong các tiêu chuẩn quốc gia được viện dẫn trong quy trinh này.
3. THUẬT NGỮ, ĐỊNH NGHĨA
Quy trình này sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa trong các tài liệu viện dẫn nêu trên và một số thuật ngữ, định nghĩa trong quy trình này được hiểu như sau:
3.1. Cần trục tự hành:
Cần trục tay cần, có thể được trang bị cột (thiết bị tháp), có khả năng di chuyển có tải hoặc không tải mà không cần đường riêng và đảm bảo được độ ổn định của cần trục dưới tác dụng của trọng lực.
3.2. Kiềm định kỹ thuật an toàn lần đầu:
Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn trước khi đưa vào sử dụng lần đầu.
3.3. Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ:
Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi hết thời hạn của lần kiểm định trước.
3.4. Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường:
Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi:
– Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị;
– Sau khi tháo rời chuyển đến lắp đặt ở vị trí mới;
– Khi có yêu cầu của cơ sở sử dụng hoặc cơ quan có thẩm quyền.
4. CÁC BƯỚC KIỂM ĐỊNH
Khi kiểm định kỹ thuật an toàn phải lần lượt tiến hành theo các bước sau:
– Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị;
– Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài;
– Kiểm tra kỹ thuật – Thử không tải;
– Các chế độ thử tải – Phương pháp thử;
– Xử lý kết quả kiểm định.
Lưu ý: Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt yêu cầu. Tất cả các kết quả kiểm tra của từng bước phải được ghi chép đầy đủ vào bản ghi chép hiện trường theo mẫu quy định tại Phụ lục 01 và lưu lại đầy đủ tại tổ chức kiểm định.
5. THIẾT BỊ, DỤNG CỤ PHỤC VỤ KIỂM ĐỊNH
Các thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định phải được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định. Các thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định gồm:
– Máy kinh vĩ;
– Tốc độ kế (máy đo tốc độ);
– Thiết bị đo khoảng cách;
– Dụng cụ phương tiện kiểm tra kích thước hình học;
– Lực kế hoặc cân treo;
– Thiết bị đo điện trở tiếp địa;
– Thiết bị đo điện vạn năng;
– Ampe kìm;
– Máy thủy bình (nếu cần).
6. ĐIỀU KIỆN KIỂM ĐỊNH
Khi tiến hành kiểm định phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
6.1. Thiết bị phải ở trạng thái sẵn sàng đưa vào kiểm định.
6.2. Hồ sơ kỹ thuật của thiết bị phải đầy đủ.
6.3. Các yếu tố môi trường, thời tiết đủ điều kiện không làm ảnh hưởng tới kết quả kiểm định.
6.4. Các điều kiện về an toàn vệ sinh lao động phải đáp ứng để vận hành thiết bị.
7. CHUẨN BỊ KIỂM ĐỊNH
7.1. Trước khi tiến hành kiểm định thiết bị, tổ chức kiểm định và cơ sở phải phối hợp, thống nhất kế hoạch kiểm định, chuẩn bị các điều kiện phục vụ kiểm định và cử người tham gia, chứng kiến kiểm định.
7.2. Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị:
Căn cứ vào các chế độ kiểm định để kiểm tra, xem xét các hồ sơ sau:
7.2.1. Đối với thiết bị kiểm định lần đầu:
– Lý lịch thiết bị, hồ sơ kỹ thuật của thiết bị (kiểm tra theo 3.1 của QCVN 29:2016/BLĐTBXH và 3.5.1.5 QCVN 7: 2012/BLĐTBXH\).
– Giấy chứng nhận hợp quy do tổ chức được chỉ định cấp theo quy định.
7.2.2. Đối với thiết bị kiểm định định kỳ:
– Lý lịch thiết bị, hồ sơ kỹ thuật của thiết bị
– Hồ sơ về quản lý sử dụng, vận hành, bảo dưỡng và kết quả các lần đã kiểm định trước.
7.2.3. Đối với thiết bị kiểm định bất thường :
– Lý lịch thiết bị, hồ sơ kỹ thuật của thiết bị (đối với thiết bị cải tạo, sửa chữa có thêm hồ sơ thiết kế cải tạo, sửa chữa và các biên bản nghiệm thu kỹ thuật).
– Hồ sơ về quản lý sử dụng, vận hành, bảo dưỡng và kết quả các lần đã kiểm định trước.
– Các kết quả thanh tra, kiểm tra và việc thực hiện các kiến nghị của các lần thanh tra, kiểm tra.
Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi đầy đủ và đáp ứng các quy định tại mục 7.2 của quy trình này. Nếu khống đảm bảo, cơ sở phải có biện pháp khắc phục bổ sung.
7.3. Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện kiểm định phù hợp để phục vụ quá trình kiểm định.
7.4. Xây dựng và thống nhất thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn với cơ sở trước khi kiểm định. Trang bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân, đảm bảo an toàn trong quá trình kiểm định.
Lưu về máy: bấm vào đây để tải bản đầy đủ.