17. Quy trình kiểm định an toàn tời tay – BLĐTBXH
Lưu về máy: bấm vào đây để tải bản đầy đủ.
1. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
1.1. Phạm vi áp dụng
Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn này áp dụng để kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu, định kỳ, bất thường đối với tời tay có tải trọng từ 1.000 kg trở lên thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
1.2. Đối tượng áp dụng
– Các tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động;
– Các kiểm định viên kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
2. TÀI LIỆU VIỆN DẪN
– QCVN 7:2012/BLĐTBXH Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng;
– TCVN 4244:2005: Thiết bị nâng thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật
– TCVN 5207:1990:Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn chung;
– TCVN 5864:1995, Thiết bị nâng – Cáp thép, tang, ròng rọc, xích và đĩa xích.
– TCVN 9385:2012 Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống.
Trong trường hợp các tài liệu viện dẫn nêu trên có bổ sung, sửa đổi hoặc thay thế thì áp dụng theo quy định tại văn bản mới nhất.
Việc kiểm định kỹ thuật an toàn tời tay có thể theo tiêu chuẩn khác khi có đề nghị của cơ sở sử dụng, cơ sở chế tạo với điều kiện tiêu chuẩn đó phải có các chỉ tiêu kỹ thuật về an toàn bằng hoặc cao hơn so với các chỉ tiêu quy định trong các tiêu chuẩn quốc gia được viện dẫn trong quy trình này.
3. THUẬT NGỮ, ĐỊNH NGHĨA
Quy trình này sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa trong các tài liệu viện dẫn nêu trên và một số thuật ngữ, định nghĩa trong quy trình này được hiểu như sau:
3.1. Tời tay:
Tời tay là cơ cấu nâng dẫn động bằng tay, bao gồm một bộ truyền cơ khí dẫn động tang hoặc đĩa xích dùng để nâng hoặc kéo tải. Tời có thể hoạt động độc lập như một thiết bị hoàn chỉnh riêng hoặc đóng vai trò một bộ phận của các thiết bị nâng phức tạp khác.
3.2. Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu
Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi lắp đặt trước khi đưa vào sử dụng lần đầu.
3.3. Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ
Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi hết thời hạn của lần kiểm định trước.
3.4. Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường
Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn trong các trường hợp sau:
– Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị;
– Sau khi thay đổi vị trí lắp đặt;
– Khi có yêu cầu của cơ sở sử dụng hoặc cơ quan có thầm quyền.
4. CÁC BƯỚC KIỂM ĐỊNH
Khi kiểm định kỹ thuật an toàn thiết bị nâng kiểu cầu phải lần lượt tiến hành theo các bước sau:
– Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị;
– Kiểm tra bên ngoài;
– Kiểm ha kỹ thuật – Thử không tải;
– Các chế độ thử tải – Phương pháp thử;
– Xử lý kết quả kiểm định.
Lưu ý: Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đỏ đạt yêu cầu. Tất cả các kết quả kiểm tra của từng bước phải được ghi chép đầy đủ vào bản ghi chép hiện trường theo mẫu quy định tại Phụ lục 01 và lưu lại đầy đủ tại tổ chức kiểm định.
5. THIẾT BỊ, DỤNG CỤ PHỤC VỤ KIỂM ĐỊNH
Các thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định phải được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định. Các thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định gồm:
– Tốc độ kế (máy đo tốc độ);
– Thiết bị đo khoảng cách;
– Dụng cụ phương tiện kiểm tra kích thước hình học;
– Lực kế hoặc cân treo;
6. ĐIỀU KIỆN KIẾM ĐỊNH
Khi tiến hành kiểm định phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
6.1. Thiết bị phải ở trạng thái sẵn sàng đưa vào kiểm định.
6.2. Hồ sơ, tài liệu của thiết bị phải đầy đủ.
6.3. Các yểu tố môi trường, thời tiết đủ điều kiện không làm ảnh hưởng tới kết quả kiểm định.
6.4. Các điều kiện về an toàn vệ sinh lao động phải đáp ứng để vận hành thiết bị.
7. CHUẨN BỊ KIỂM ĐỊNH
7.1. Trước khi tiến hành kiểm định tời tay, tổ chức kiểm định và cơ sở phải phối hợp, thống nhất kế hoạch kiểm định, chuẩn bị các điều kiện phục vụ kiểm định và cử người tham gia, chứng kiến kiểm định.
7.2.Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị:
Căn cứ vào các hình thức kiểm định để kiểm tra, xem xét các hồ sơ sau:
7.2.1. Khi kiểm định lần đầu:
– Lý lịch, hồ sơ của tời tay lưu ý xem xét các tài liệu sau (Theo QCVN 07:2012/BLĐTBXH):
+ Tính toán sức bền các kết cấu và bộ phận chịu lực (nếu có);
+ Bản vẽ chế tạo ghi đủ các kích thước chính;
+ Hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng sửa chữa.
+ Các chứng chỉ về kim loại chế tạo, kim loại hàn (Theo 3.1.2 TCVN 4244: 2005);
+ Kết quả kiểm tra chất lượng mối hàn (Theo 3.3.4 TCVN 4244: 2005);
+ Các kết quả thử nghiệm xuất xưởng.
– Các báo cáo kết quả, biên bản kiểm tra chống sét, (nếu có);
– Hồ sơ lắp đặt;
7.2.2. Khi kiểm định định kỳ:
– Lý lịch, biên bản kiểm định và phiếu kết quả kiểm định lần trước;
– Hồ sơ về quản lý sử dụng, vận hành, bảo dưỡng; biên bản thanh tra, kiểm tra (nếu có).
7.2.3. Khi kiểm định bất thường:
– Trường hợp cải tạo, sửa chữa: hồ sơ thiết kế cải tạo, sửa chữa, biên bản nghiệm thu sau cải tạo, sửa chữa;
– Trường hợp thay đổi vị trí lắp đặt: cần xem xét bổ sung hồ sơ lắp đặt;
– Biên bản kiểm tra của cơ quan chức năng (nếu có).
Đánh giá: Kết quả hồ sơ đạt yêu cầu khi đầy đủ và đáp ứng các quy định của QCVN 07:2012/BLĐTBXH. Nếu không đảm bảo, cơ sở phải có biện pháp khắc phục bổ sung.
7.3. Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện kiểm định phù hợp để phục vụ quá trình kiểm định.
7.4. Xây dựng và thống nhất thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn với cơ sở trước khi kiểm định. Trang bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân, đảm bảo an toàn trong quá trình kiểm định.
Lưu về máy: bấm vào đây để tải bản đầy đủ.