21.7. Quy trình kiểm định an toàn thang máy chở hàng – BGTVT
Lưu về máy: bấm vào đây để tải bản đầy đủ.
1. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
1.1. Phạm vi áp dụng
Quy trình kiểm định an toàn kỹ thuật này áp dung để kiểm đinh lần đầu, chu kỳ và bất thường đối với thang máy chở hàng dẫn động điện hoặc thủy lực (sau đây gọi tắt là thiết bị) thuộc danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Giao thông vân tải quản lý.
Quy trình này không áp dụng cho thang máy trên tàu biển, phương tiện thủy nội địa và công trình biển. Không áp dung cho một số trường hợp đặc biệt như: thang máy trong môi trường dễ cháy nổ, điều kiện khí hâu khắc nghiệt, điều kiên địa chấn, chuyên chở hàng hóa nguy hiểm, thang máy có góc nghiêng của ray dẫn hướng so với phương thẳng đứng vượt quá 15°.
Căn cứ vào quy trình này, các tổ chức kiểm định an toàn kỹ thuật áp dụng trực tiếp hoặc xây dựng quy trình cụ thể, chi tiết cho từng dang, loại thang máy chở hàng nhưng không được trái với quy đinh của quy trình này.
1.2. Đối tượng áp dụng
– Các tổ chức, cá nhân sở hữu, quản lý, sử dụng thang máy chở hàng nêu tại Mục 1.1 của quy trình này (sau đây gọi tắt là cơ sớ);
– Các kiềm định viên kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
2. TÀI LIỆU VIỆN DẪN
– TCVN 6395:2008 , Thang máy điện – yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt;
– TCVN 6904:2001, Thang máy điện – Phương pháp thử – Các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt;
– TCVN 7550: 2005 – Cáp thép dùng cho thang máy-yêu cầu tối thiểu;
– TCVN 9358:2012, Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung.
3. THUẬT NGỮ, ĐỊNH NGHĨA
Quy trình này sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa trong các tài liệu viện dẫn nêu trên và một số thuật ngữ, đinh nghĩa trong quy trình này được hiểu như sau:
3.1. Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu
Là hoạt đông đánh giá tình trang an toàn kỹ thuật của thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật khi hết thời han của lần kiểm định trước..
3.2. Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ
Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thang máy theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi hết thời hạn của lần kiểm định trước.
3.3. Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường
Là hoạt đông đánh giá tình trạng an toàn kỹ thuật thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật khi:
– Sau khi hoán cải, phục hồi, sửa chữa cố ảnh hưởng tới tình trạng an toàn kỹ thuật của thiết bị;
– Sau khi tháo rời thiết bị chuyển đến lắp đát ở vị trí mới;
– Khi có yêu cầu của cơ sở sử dụng hoặc cơ quan có thẩm quyền.
4. CÁC BƯỚC KIỂM ĐỊNH
Khi kiểm định kỹ thuật an toàn thiết bị nâng kiểu cầu phải lần lượt tiến hành theo các bước sau:
– Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật, hồ sơ kiểm định và các giấy chứng nhận liên quan;
– Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài;
– Kiểm ha kỹ thuật – Thử không tải;
– Các chế độ thử tải – Phương pháp thử;
– Xử lý kết quả kiểm định.
Lưu ý: Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt yêu cầu.
5. ĐIỀU KIỆN KIẾM ĐỊNH
Khi tiến hành kiểm định phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
5.1. Thiết bị phải ở trạng thái sẵn sàng đưa vào kiểm định.
5.2. Hồ sơ kỹ thuật của thiết bị phải đầy đủ.
5.3. Các yếu tố môi trường, thời tiết đủ điều kiện không làm ảnh hưởng tới kết quả kiểm định.
5.4. Các điều kiện về an toàn vệ sinh lao đông phải đáp ứng để vận hành thiết bị.
6. CHUẨN BỊ KIỂM ĐỊNH
6.1. Trước khi tiến hành kiểm định thiết bị, tổ chức kiểm định và cơ sơ phải phối hợp, thống nhất kế hoạch kiểm định, chuẩn bi các điều kiện phục vụ kiểm định.
6.2.Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị:
Căn cứ vào các hình thức kiểm định để kiểm tra, xem xét các hồ sơ sau:
6.2.1. Đối với thiết bị kiểm đinh lần đầu:
6.2.1.1.Giấy chứng nhân chất lượng an toàn kỹ thuật thiết bị nhập khẩu theo mẫu tại Phụ lục V Thông tư số 35/2011/TT-BGTVT hoặc Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật thiết bị sản xuất, hoán cải theo mẫu tai Phu lục VII Thông tư số 35/2011/TT-BGTVT hoác giấy chứng nhân tót quả kiểm định theo mẫu tai Phu lục Id Nghị đinh số 44/2016/NĐ-CP trong trường hợp chuyển đổi tổ chức kiểm đinh thiết bị.
6.2.1.2. Hồ sơ kỹ thuật của thiết bị được tổ chức, cá nhân có tư cách pháp nhân lập đối với những thiết bị đang sử dụng không có các giấy chứng nhận theo quy đinh tại 6.2.1.1.
– Hồ sơ kỹ thuật của thiết bị phải bao gồm:
+ Mã hiệu thang máy; năm sán xuất; số tầng hoạt động; tải trọng làm việc cho phép và các đặc trưng kỹ thuật chính của hệ thống: thiết bị điều khiển, thiết bị an toàn, tời kéo, cáp, đỏ bền.
+ Bán vẽ lắp các cum cơ cấu của thiết bị, sơ đồ mắc cáp, đối tượng;
+ Bán vẽ tổng thể thiết bị có ghi các kích thước và thông số chính, kích thước cabin;
+ Bán vẽ sơ đồ nguyên lý hoạt động;
+ Hướng dẫn vận hành, xử lý sự cố;
– Hồ sơ lắp đặt:
+ Các biên bản nghiệm thu kỹ thuật lắp đặt;
+ Các kết quả kiểm tra tiếp đất, điện trở cách điện (nếu có).
6.2.2. Đối với thiết bị kiểm đinh chu kỳ:
-Hồ sơ kỹ thuật của thiết bị
– Giấy chứng nhân kết quả kiểm định và Biên bán kiểm đinh thiết bị của lần kiểm đinh trước.
– Hồ sơ về quản lý sử dụng: các kết quả kiểm tra điện trở nối đất báo vệ, vận hành, báo dường; Các biên bản thanh tra, kiểm tra (nếu có).
6.2.3. Đối với thiết bị kiểm đinh bất thường :
– Hồ sơ kỹ thuật của thiết bị hoác Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế theo mẫu tại Phụ lục II Thõng tư số 35/2011/TT-BGTVT và Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật thiết bị sán xuất, hoán cải theo mẫu tại Phụ lục VII Thông tư số 35/2011/TT- BGTVT, nếu thiết bị có hoán cải, phục hồi, sửa chữa.
– Giấy chứng nhận kết quả kiểm định và Biên bản kiểm định thiết bị của lần kiểm định trước.
6.3. Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện kiểm định phù hợp để phục vụ quá trình kiểm định.
6.4. Xây dựng và thống nhất thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn với cơ sở trước khi kiểm định. Trang bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân, đảm bảo an toàn trong quá trình kiểm định.
Lưu về máy: bấm vào đây để tải bản đầy đủ.