24.3. Quy trình kiểm định an toàn đu quay– BLĐTBXH
Lưu về máy: bấm vào đây để tải bản đầy đủ.
1. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
1.1. Phạm vi áp dụng
Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn này áp dụng để kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu, định kỳ,
bất thường đối với các trò chơi đu quay thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội.
1.2. Đối tượng áp dụng
– Các tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động;
– Các kiểm định viên kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
2. TÀI LIỆU VIỆN DẪN
– TCVN 4244: 2005, Thiết bị nâng – Thiết kế chế tạo và kiểm tra kỹ thuật;
– TCVN 9361: 2012, Công tác nền móng – Thi công nghiệm thu;
– TCXD 170: 2007, Kết cấu thép gia công, lắp ráp và nghiệm thu yêu cầu kỹ thuật;
– QCXDVN 05: 2008/BXD, Nhà ở và công trình công cộng- An toàn sinh mạng và sức khỏe;
– TCVN 5638: 1991, Nghiệm thu thiết bị đã lắp đặt xong. Nguyên tắc cơ bản;
– TCVN 9358: 2012 Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung;
– TCVN 9385: 2012: Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống;
– CAN/CSA- Z267-00, Các quy định về an toàn thiết bị vui chơi;
– Tiêu chuẩn GB 8408 : 2008, An toàn thiết bị vui chơi giải trí.
Trong trường hợp các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn quốc gia viện dẫn tại Quy trình
kiểm định này có bổ sung, sửa đổi hoặc thay thế thì áp dụng theo quy định tại văn bản mới nhất.
Việc kiểm định kỹ thuật an toàn trò chơi đu quay có thể theo tiêu chuẩn khác khi có đề nghị của
cơ sở sử dụng, chế tạo với điều kiện tiêu chuẩn đó phải có các chỉ tiêu kỹ thuật về an toàn bằng
hoặc cao hơn so với các chỉ tiêu quy định trong các tiêu chuẩn quốc gia được viện dẫn trong quy
trình này.
3. THUẬT NGỮ, ĐỊNH NGHĨA
Quy trình này sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa trong các tài liệu viện dẫn nêu trên và một số
thuật ngữ, định nghĩa trong quy trình này được hiểu như sau:
3.1. Thiết bị đu quay:
Là một thiết bị đưa người chơi (hoặc người tham quan) chuyển động theo một quỹ đạo tròn nhất
định hoặc nhiều quỹ đạo tròn khác nhau.
3.2. Tải danh định:
Là tải trọng tính cho một người: 90kg.
3.3. Tải thử:
Là vật thể có hình dáng kích thước phù hợp để thử tải, có mức tải trọng bằng 100% hoặc 110%
tải danh định.
3.4. Trò chơi đu quay cho trẻ em:
Chiều cao tối đa của người tham gia không vượt quá 1375 mm
3.5. Trò chơi đu quay cho người lớn:
Chiều cao tối thiểu của người tham gia là 1320 mm
3.6. Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu:
Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi lắp, đặt trước khi đưa vào sử dụng lần đầu.
3.7. Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ:
Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau một chu kỳ kiểm định.
3.8. Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường:
Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia,
tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi:
– Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị;
– Sau khi tháo rời chuyển đến lắp đặt ở vị trí mới;
– Khi có yêu cầu của cơ sở sử dụng hoặc cơ quan có thẩm quyền.
4. CÁC BƯỚC KIỂM ĐỊNH
Khi kiểm định kỹ thuật an toàn phải lần lượt tiến hành theo các bước sau:
– Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài;
– Kiểm tra kỹ thuật – Thử không tải;
– Các chế độ thử tải – Phương pháp thử;
– Kiểm tra quá trình cứu hộ khi xẩy ra sự cố;
– Xử lý kết quả kiểm định.
Lưu ý: Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt
yêu cầu. Tất cả các kết quả kiểm tra của từng bước phải được ghi chép đầy đủ vào bản ghi chép
hiện trường theo mẫu quy định tại Phụ lục 01 và lưu lại đầy đủ tại tổ chức kiểm định.
5. THIẾT BỊ, DỤNG CỤ PHỤC VỤ KIỂM ĐỊNH
Các thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định phải được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định. Các thiết
bị, dụng cụ phục vụ kiểm định gồm:
– Máy kinh vĩ;
– Tốc độ kế (máy đo tốc độ);
– Thiết bị đo khoảng cách;
– Dụng cụ phương tiện kiểm tra kích thước hình học;
– Lực kế hoặc cân treo;
– Thiết bị đo cường độ ánh sáng;
– Thiết bị đo điện trở cách điện;
– Thiết bị đo điện trở tiếp địa;
– Thiết bị đo điện vạn năng;
– Ampe kìm;
– Thiết bị xác định khuyết tật cáp (nếu cần);
– Thiết bị kiểm tra khuyết tật bằng phương pháp không phá hủy (nếu cần);
– Thiết bị kiểm tra chiều dày kim loại bằng phương pháp siêu âm (nếu cần);
– Máy thủy bình (nếu cần).
6. ĐIỀU KIỆN KIỂM ĐỊNH
Khi tiến hành kiểm định phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
6.1. Thiết bị phải ở trạng thái sẵn sàng đưa vào kiểm định.
6.2. Hồ sơ kỹ thuật của thiết bị phải đầy đủ.
6.3. Các yếu tố môi trường, thời tiết đủ điều kiện không làm ảnh hưởng tới kết quả kiểm định.
6.4. Các điều kiện về an toàn vệ sinh lao động phải đáp ứng để vận hành thiết bị.
7. CHUẨN BỊ KIỂM ĐỊNH
7.1. Trước khi tiến hành kiểm định thiết bị, tổ chức kiểm định và cơ sở phải phối hợp, thống nhất
kế hoạch kiểm định, chuẩn bị các điều kiện phục vụ kiểm định và cử người tham gia, chứng kiến
kiểm định.
7.2. Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị.
Căn cứ vào các chế độ kiểm định để kiểm tra, xem xét các hồ sơ sau:
7.2.1. Khi kiểm định lần đầu:
7.2.1.1. Lý lịch, hồ sơ của đu quay:
– Các chỉ tiêu về kim loại chế tạo, kim loại hàn.
– Tính toán sức bền các bộ phận chịu lực.
– Bản vẽ cấu tạo ghi đủ các kích thước chính.
– Hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng sửa chữa.
7.2.1.2. Hồ sơ xuất xưởng của đu quay:
– Các chứng chỉ về kim loại chế tạo, kim loại hàn.
– Kết quả kiểm tra chất lượng mối hàn.
– Biên bản nghiệm thử xuất xưởng…
– Giấy chứng nhận hợp quy do tổ chức được chỉ định cấp theo quy định.
7.2.1.3. Các báo cáo kết quả, biên bản kiểm tra tiếp đất, chống sét, điện trở cách điện của động
cơ, thiết bị bảo vệ (nếu có).
7.2.1.4. Hồ sơ kết cấu nền móng: Hồ sơ nghiệm thu phần móng (bản vẽ hoàn công và các kết
quả thử nghiệm nếu có).
7.2.1.5. Hồ sơ lắp đặt: bản vẽ hoàn công, biên bản nghiệm thu kỹ thuật…
7.2.2. Khi kiểm định định kỳ:
7.2.2.1. Lý lịch, biên bản kiểm định và phiếu kết quả kiểm định lần trước.
7.2.2.2. Hồ sơ về quản lý sử dụng, vận hành, bảo dưỡng; biên bản thanh tra, kiểm tra (nếu có).
7.2.3. Khi kiểm định bất thường:
7.2.3.1. Trường hợp cải tạo, sửa chữa: hồ sơ thiết kế cải tạo, sửa chữa, biên bản nghiệm thu
sau cải tạo, sửa chữa.
7.2.3.2. Trường hợp thay đổi vị trí lắp đặt: xem xét bổ sung hồ sơ lắp đặt.
7.2.4. Đánh giá kết quả kiểm tra hồ sơ: Kết quả đạt yêu cầu khi:
– Đầy đủ và đáp ứng các quy định 7.2.1 đến 7.2.3 của quy trình này.
– Nếu không đảm bảo, cơ sở phải có biện pháp khắc phục bổ sung.
7.3. Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện kiểm định phù hợp để phục vụ quá trình kiểm định.
7.4. Xây dựng và thống nhất thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn với cơ sở trước khi kiểm
định. Trang bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân, đảm bảo an toàn trong quá trình
kiểm định.
Lưu về máy: bấm vào đây để tải bản đầy đủ.