4. Quy trình kiểm định an toàn bình chịu áp lực – BLDTBXH
Lưu về máy: bấm vào đây để tải bản đầy đủ.
1. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
1.1. Phạm vi áp dụng
Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn này áp dụng để kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu, định kỳ, bất thường đối với các bình chịu áp lực có áp suất làm việc cao hơn 0,7 bar không kể áp suất thủy tĩnh (theo QCVN 01- 2008/BLĐTBXH) thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Quy trình này không áp dụng cho các loại chai dùng để chứa, chuyên chở khí nén, khí hóa lỏng, khí hòa tan, tích số giữa dung tích (tính bằng lít) và áp suất (tính bằng bar) không quá 200, bình có dung tích nhỏ hơn 25 lít.
1.2. Đối tượng áp dụng
– Các tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động;
– Các kiểm định viên kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
2. TÀI LIỆU VIỆN DẪN
– QCVN 01:2008 – BLĐTBXH – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động nồi hơi và bình chịu áp lực;
– TCVN 8366:2010 – Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo;
– TCVN 6155:1996 – Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa;
– TCVN 6156:1966 – Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa, phương pháp thử;
– TCVN 6008-2010 – Thiết bị áp lực – Mối hàn. Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra.
Trong trường hợp các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn quốc gia viện dẫn tại quy trình kiểm định này có bổ sung, sửa đổi hoặc thay thế thì áp dụng theo quy định tại văn bản mới nhất.
Việc kiểm định kỹ thuật an toàn bình chịu áp lực có thể áp dụng theo tiêu chuẩn khác khi có đề nghị của cơ sở sử dụng, cơ sở chế tạo với điêu kiện tiêu chuẩn đó phải có các chỉ tiêu kỹ thuật về an toàn bằng hoặc cao hơn so với các chỉ tiêu quy định trong các tiêu chuẩn quốc gia được viện dẫn trong quy trình này.
3. THUẬT NGỮ, ĐỊNH NGHĨA
Quy trình này sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa trong các tài liệu viện dẫn nêu trên và một số thuật ngữ, định nghĩa trong quy trình này được hiểu như sau:
3.1. Bình chịu áp lực:
Là một thiết bị dùng để tiến hành các quá trình nhiệt học hoặc hóa học, cũng như để chứa và chuyên chở môi chất có áp suất lớn hơn áp suất khí quyên.
3.2. Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu:
Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của bình theo các quy chuẩn kỹ thuật quôc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng lần đầu.
3.3. Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu
Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của bình theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng lần đầu.
3.4. Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ
Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của bình theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi hết thời hạn của lần kiểm định trước.
3.5. Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường
Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn bình chịu áp lực theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi:
– Khi sử dụng lại các nồi đã nghỉ hoạt động từ 12 tháng trở lên;
– Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của nồi;
– Sau khi thay đỗi vị trí lắp đặt;
– Khi có yêu cầu của cơ sở hoặc cơ quan có thẩm quyền.
4. CÁC BƯỚC KIỂM ĐỊNH
Khi kiểm định kỹ thuật an toàn bình chịu áp lực, tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn phải thực hiện lần lượt theo các bước sau:
– Kiểm tra hồ sơ, lý lịch bình chịu áp lực.
– Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, bên trong.
– Kiểm tra kỹ thuật thử nghiệm.
– Kiểm tra vận hành.
– Xử lý kết quả kiểm định.
Lưu ý: Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt yêu cầu. Tất cả các kết quả kiểm tra của từng bước phải được ghi chép đầỵ đủ vào bản ghi chép hiện trường theo mẫu quy định tại Phụ lục 01 và lưu lại đầy đủ tại tổ chức kiểm định.
5. THIẾT BỊ, DỤNG CỤ PHỤC VỤ KIỂM ĐỊNH
Các thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định phải được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định. Các thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định gồm:
– Bơm thử thủy lực;
– Áp kế mẫu, áp kế kiểm tra các loại;
– Thiết bị kiểm tra khuyết tật bằng phương pháp nội soi;
– Dụng cụ, phương tiện kiểm tra kích thước hình học;
– Thiết bị đo điện trở cách điện;
– Thiết bị đo điện trở tiếp địa;
– Thiết bị đo nhiệt độ (nếu cần)
– Thiết bị kiểm tra phát hiện rò rỉ khí (nếu cần).
– Ampe kìm.
– Kìm kẹp chì.
– Thiết bị kiểm tra chiều dày kim loại bằng phương pháp siêu âm.
– Thiết bị kiểm tra khuyết tật bằng phương pháp không phá hủy (nếu cần).
6. ĐIÈU KIỆN KIẾM ĐỊNH
Khi tiến hành kiểm định phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
6.1. Bình chịu áp lực phải ở trạng thái sẵn sàng đưa vào kiểm định.
6.2.Hồ sơ, tài liệu của nồi phải đầy đủ.
6.3.Các yếu tố môi trường, thời tiết không làm ảnh hưởng tới kết quả kiểm định.
6.4.Các điều kiện về an toàn vệ sinh lao động phải đáp ứng để kiểm định bình chịu áp lực.
7. CHUẨN BỊ KIỂM ĐỊNH
Trước khi tiến hành kiểm định bình chịu áp lực phải thực hiện các công việc chuẩn bị sau:
7.1.Thống nhất kế hoạch kiểm định, công việc chuẩn bị và phối hợp giữa tổ chức kiểm định với cơ sở, bao gồm cả những nội dung sau:
7.1.1. Chuẩn bị hồ sơ tài liệu của bình.
7.1.2. Tháo môi chất, làm sạch bên trong và bên ngoài bình.
7.1.3. Tháo gỡ từng phần hoặc toàn bộ lớp bọc bảo ôn cách nhiệt nếu có dấu hiệu nghi ngờ kim loại thành bị hư hỏng. Tháo các cửa người chui, cửa vệ sinh. ( nếu có )
7.1.4. Chuẩn bị các công trình đảm bảo cho việc xem xét tất cả các bộ phận của bình
7.1.5. Các bình đặt dưới mặt đất nếu khó xem xét thì phải đưa hẳn bình lên nếu được hoặc áp dụng các biện pháp khác phù hợp để kiểm tra.
7.1.6. Bình có những bộ phận đốt nóng bằng điện hoặc có các bộ phận chuyển động thì phải tách ra khỏi bình.
7.1.7. Đối với bình làm việc với môi chất độc, dễ cháy nổ phải tiến hành khử môi chất trong bình, đảm bảo không ảnh hưởng cho người khi tiến hành công việc kiểm tra.
7.1.8. Chuẩn bị điều kiện về nhân lực, vật tư phục vụ kiểm định; cử người tham gia và chứng kiến kiểm định.
7.2. Kiểm tra hồ sơ, lý lịch bình chịu áp lực.
Căn cứ vào các hình thức kiểm định để kiểm tra, xem xét các hồ sơ, tài liệu kỹ thuật sau:
7.2.1. Khi kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu:
7.2.1.1. Kiểm tra lý lịch của bình chịu áp lực: Theo mẫu QCVN: 01-2008 – BLĐTBXH, lưu ý xem xét các tài liệu sau:
– Các chỉ tiêu về kim loại chế tạo, kim loại hàn.
– Tính toán sức bền các bộ phận chịu áp lực;
– Bản vẽ cấu tạo ghi đủ các kích thước chính.
– Hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng sửa chữa
– Giấy chứng nhận hợp quy do tổ chức được chỉ định cấp theo quy định, trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền đã ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với đối tượng kiểm định.
7.2.1.2. Hồ sơ xuất xưởng của bình chịu áp lực:
– Các chứng chỉ về kim loại chế tạo, kim loại hàn;
– Kết quả kiểm tra chất lượng mối hàn;
– Biên bản nghiệm thử xuất xưởng.
7.2.1.3. Các báo cáo kết quả hiệu chuẩn thiết bị đo lường; biên bản kiểm tra tiếp đất, chống sét, thiết bị bảo vệ (nếu có).
7.2.1.4. Hồ sơ lắp đặt: Chỉ áp dụng đối với bình cố định:
– Tên cơ sở lắp đặt và cơ sở sử dụng;
– Đặc tính của những vật liệu bổ sung khi lắp đặt;
– Những số liệu về hàn như: công nghệ hàn, mã hiệu que hàn, tên thợ hàn và kết quả thử nghiệm các mối hàn;
– Các biên bản kiểm định từng bộ phận của bình (nếu có).
7.2.2. Khi kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ:
7.2.2.1. Kiểm tra lý lịch bình chịu áp lực, biên bản kiểm định và Giấy chứng nhận kết quả kiểm định lần trước.
7.2.2.2.Hồ sơ về quản lý sử dụng, vận hành, bảo dưỡng; biên bàn thanh tra, kiểm tra (nếu có).
7.2.3. Khi kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường: Kiểm tra, xem xét hồ sơ như kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ và kiểm tra bổ sung các hồ sơ khác quy định trong các trường hợp sau đây:
7.2.3.1. Trường hợp sửa chữa, cải tạo, nâng cấp : hồ sơ thiết kế sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, biên bản nghiệm thu sau sửa chữa ,cải tạo, nâng cấp.
7.2.3.2. Trường hợp thay đổi vị trí lắp đặt: Xem xét hồ sơ lắp đặt.
Đánh giá kết quả hồ sơ, lý lịch: Kết quả đạt yêu cầu khi:
– Lý lịch các bình chịu áp lực đầy đủ và đáp ứng điều 2.4 của QCVN 01- 2008/BLĐTBXH
– Nếu không đảm bảo, cơ sở phải có biện pháp khắc phục bổ sung theo điều 3.2.2 của QCVN 01-2008/BLĐTBXH.
7.3. Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện kiểm định phù hợp để phục vụ quá trình kiểm định.
7.4. Xây dựng và thống nhất thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn với cơ sở trước khi kiểm định. Trang bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân, đảm bảo an toàn trong quá trình kiểm định.
Lưu về máy: bấm vào đây để tải bản đầy đủ.