8.3. Quy trình kiểm định an toàn hệ thống đường ống bằng kim loại dẫn khí nén, khí hóa lỏng, khí hòa tan – BLĐTBXH

Lưu về máy: bấm vào đây để tải bản đầy đủ.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống đường ống bằng kim loại dẫn khí nén, khí hóa lỏng, khí hòa tan (sau đây gọi tắt là Quy trình) áp dụng để kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu, định kỳ, bất thường đối với hệ thống đường ống bằng kim loại dẫn khí nén, khí hóa lỏng, khí hòa tan có áp suất làm việc từ 0,7 bar trở lên (sau đây gọi tắt là hệ thống đường ống) thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội theo quy định tại Phụ lục Ib Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động.
Quy trình này không áp dụng cho các hệ thống đường ống sau:
a) Hệ thống đường ống dẫn khí dầu mỏ hóa lỏng, khí đốt và các sản phẩm dầu mỏ.
b) Hệ thống đường ống dẫn hơi nước và nước nóng.
c) Hệ thống đường ống dẫn các loại khí dùng trong lĩnh vực y tế.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy trình này được áp dụng đối với các tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, các kiểm định viên kiểm định kỹ thuật an toàn lao động và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 3. Thuật ngữ, định nghĩa
Trong Quy trình này, một số thuật ngữ, định nghĩa được hiểu như sau:
Hệ thống đường ống bằng kim loại dẫn khí nén, khí hóa lỏng, khí hòa tan (các loại khí nêu trên gọi tắt là môi chất) là hệ thống bao gồm các đường ống, phụ kiện đường ống để dẫn môi chất từ điểm này đến điểm khác.
Phụ kiện đường ống là các bộ phận cơ khí tương thích dùng để liên kết hay được lắp vào hệ thống, bao gồm các chi tiết nối ống (măng xông, cút nối, tê, mặt bích, đệm, bu lông và một số chi tiết nối ống khác), các loại van, ống mềm, bù trừ giãn nở, bộ lọc, bình tách ẩm, dầu, thiết bị đo và một số bộ phận cơ khí tương thích khác.
Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu là hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thực hiện sau khi lắp đặt, trước khi đưa hệ thống vào sử dụng lần đầu.
Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ là hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động khi hết thời hạn của lần kiểm định trước.
Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường là hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động trong các trường hợp sau:
a) Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của hệ thống đường ống.
b) Sau khi thay đổi vị trí lắp đặt.
c) Khi hệ thống đường ống không hoạt động từ 12 tháng trở lên.
d) Khi có yêu cầu của cơ sở hoặc cơ quan có thẩm quyền.
Điều 4. Các bước kiểm định
Khi kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống đường ống, tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn phải thực hiện lần lượt theo các bước sau:
a) Kiểm tra hồ sơ, tài liệu kỹ thuật hệ thống đường ống.
b) Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, bên
c) Kiểm tra kỹ thuật thử nghiệm.
d) Kiểm tra vận hành.
đ) Xử lý kết quả kiểm định.
Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt yêu cầu. Tất cả các kết quả kiểm tra của từng bước phải được ghi chép đầy đủ vào biên bản kiểm định theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quy trình này và lưu lại đầy đủ tại tổ chức kiểm định.
Điều 5. Thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định
Các thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định phải được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định.
Các thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định gồm:
a) Bơm thử thủy lực.
b) Máy nén khí, thiết bị tạo áp lực khí hoặc chai chứa không khí nén, khí trơ.
c) Áp kế kiểm tra có cấp chính xác và thang đo phù hợp.
d) Thiết bị kiểm tra khuyết tật bằng phương pháp nội
đ) Dụng cụ, phương tiện kiểm tra kích thước hình học.
e) Bình xịt bọt, bọt xà phòng hoặc thiết bị kiểm tra phát hiện rò rỉ khí.
g) Kìm kẹp chì.
h) Thiết bị đo điện trở cách điện.
i) Thiết bị đo điện trở tiếp địa.
k) Thiết bị đo nhiệt độ.
l) Thiết bị đo cường độ ánh sáng.
m) Thiết bị kiểm tra chiều dày kim loại bằng phương pháp siêu âm (nếu cần).
n) Thiết bị kiểm tra khuyết tật bằng phương pháp không phá hủy (nếu cần).
Điều 6. Điều kiện kiểm định
Khi tiến hành kiểm định hệ thống đường ống phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
Hệ thống đường ống phải ở trạng thái sẵn sàng đưa vào kiểm định.
Hồ sơ, tài liệu của hệ thống đường ống phải đầy đủ.
Các yếu tố môi trường, thời tiết không làm ảnh hưởng tới kết quả kiểm định.
Các điều kiện về an toàn vệ sinh lao động phải đáp ứng để kiểm định hệ thống đường ống.
Điều 7. Chuẩn bị kiểm định
Trước khi tiến hành kiểm định phải thực hiện các công việc chuẩn bị sau:
Thống nhất kế hoạch kiểm định, công việc chuẩn bị và phối hợp với cơ sở sử dụng chuẩn bị những nội dung sau:
a) Chuẩn bị hồ sơ tài liệu kỹ thuật của hệ thống đường ống.
b) Cách ly, tháo môi chất, làm sạch trong và ngoài hệ thống đường ống.
c) Chuẩn bị các công trình đảm bảo cho việc xem xét tất cả các bộ phận của hệ thống đường ống.
d) Chuẩn bị điều kiện về nhân lực, vật tư phục vụ kiểm định; cử người tham gia và chứng kiến kiểm định.
Kiểm tra hồ sơ, tài liệu kỹ thuật hệ thống đường ống
a) Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu
– Kiểm tra hồ sơ thiết kế (nếu có) với những nội dung chủ yếu sau đây:
+ Các chỉ tiêu yêu cầu về kim loại chế tạo, mối hàn.
+ Tính toán sức bền hoặc các tiêu chuẩn quy định các thông số kỹ thuật liên quan đến độ bền của các bộ phận chịu áp lực.
+ Bản vẽ sơ đồ của hệ thống đường ống.
+ Các thông số cơ bản của hệ thống.
+ Các yêu cầu đối với thiết bị đo lường; tiếp địa, chống sét, thiết bị bảo vệ (nếu có).
– Kiểm tra hồ sơ lắp đặt, hoàn công với những nội dung chủ yếu sau:
+ Tên cơ sở lắp đặt và cơ sở sử dụng; thông số cơ bản của hệ thống.
+ Bản vẽ hoàn công;
+ Đặc tính của những vật liệu được bổ sung khi lắp đặt;
+ Các chứng chỉ kiểm tra chất lượng về kim loại chế tạo.
+ Những số liệu về hàn như: vị trí mối hàn, công nghệ hàn, mã hiệu que hàn, tên thợ hàn và kết quả kiểm tra chất lượng mối hàn.
+ Tính toán sức bền hoặc các tiêu chuẩn quy định các thông số kỹ thuật liên quan đến độ bền của các bộ phận chịu áp lực (khi không có hồ sơ thiết kế).
+ Biên bản nghiệm thu tổng thể hệ thống đường ống.
+ Các báo cáo kết quả hiệu chuẩn thiết bị đo lường; biên bản kiểm tra tiếp địa, chống sét, thiết bị bảo vệ (nếu có).
+ Hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng sửa chữa.
b) Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ
Kiểm tra các hồ sơ, tài liệu như kiểm định lần đầu và kiểm tra bổ sung các tài hồ sơ, tài liệu sau:
– Kiểm tra lý lịch hệ thống đường ống, biên bản kiểm định và Giấy chứng nhận kết quả kiểm định lần trước.
– Kiểm tra hồ sơ về quản lý sử dụng, vận hành, bảo dưỡng, biên bản thanh tra, kiểm tra (nếu có).
c) Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường
Kiểm tra, xem xét hồ sơ như trường hợp kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ và kiểm tra bổ sung các hồ sơ khác quy định trong các trường hợp sau đây:
– Trường hợp sửa chữa, cải tạo, nâng cấp: hồ sơ thiết kế sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, biên bản nghiệm thu sau sửa chữa, cải tạo, nâng cấp.
– Trường hợp thay đổi vị trí lắp đặt: xem xét hồ sơ lắp đặt.
d) Đánh giá kết quả kiểm tra hồ sơ, tài liệu
Kết quả đạt yêu cầu khi:
– Hồ sơ, tài liệu của hệ thống đường ống đầy đủ và đáp ứng các yêu cầu kiểm tra ở trên.
– Nếu không đảm bảo, cơ sở phải có biện pháp khắc phục bổ sung.
Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện kiểm định phù hợp để phục vụ quá trình kiểm định.
Xây dựng và thống nhất thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn với cơ sở trước khi kiểm định. Trang bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân, đảm bảo an toàn trong quá trình kiểm định.

Lưu về máy: bấm vào đây để tải bản đầy đủ.