TƯ VẤN AN TOÀN

TƯ VẤN AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG

Công tác An toàn vệ sinh lao động là tổng thể những biện pháp kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động và những chế độ chính sách, quy phạm pháp luật nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người lao động, đồng thời duy trì tốt khả năng làm việc lâu dài của người lao động.

Mục đích công tác an toàn vệ sinh lao động

Thường xuyên cải thiện điều kiện làm việc, tạo nơi làm việc đảm bảo yêu cầu về an toàn lao động (ATLĐ), vệ sinh lao động (VSLĐ), loại trừ được những yếu tố nguy hiểm, có hại; chỗ làm việc thuận lợi và đủ tiện nghi.

Tránh được tai nạn lao động (TNLĐ) và bệnh nghề nghiệp (BNN); đảm bảo an toàn thân thể cho người lao động, hạn chế đến mức thấp nhất hoặc không để xảy ra chết người, thương tật, tàn phế do tai nạn lao động.

Duy trì sức khoẻ không bị mắc bệnh nghề nghiệp hoặc các bệnh tật khác do điều kiện lao động xấu gây ra.

Bồi dưỡng phục hồi kịp thời và duy trì sức khoẻ, khả năng lao động cho người lao động sau khi sản xuất. Người lao động phấn khởi, làm việc có năng suất, chất lượng.

Làm cho đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp ổn định và phát triển bền vững .

Trước đây, an toàn vệ sinh lao động được gọi là Bảo hộ lao động, Trải qua các thời kỳ sau:

Điều lệ tạm thời về Bảo hộ lao động Ban hành theo Nghị định 181-CP, ngày 18/12/1964

Pháp lệnh Bảo hộ lao động của Hội đồng Nhà nước số 61-LCT/HĐNN8 ngày 19/09/1991

Những năm vừa qua, cùng với những kết quả đạt được trong việc thực hiện các quy định của Bộ luật Lao động, lĩnh vực tư vấn giám sát an toàn lao động đã và đang có những chuyển biến tích cực cả về công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động cũng như việc thực hiện các quy định an toàn vệ sinh lao động của các đơn vị, cơ sở, cụ thể là:

Công tác an toàn vệ sinh lao động ngày càng được coi trọng hơn. Việc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động và không ngừng cải thiện điều kiện làm việc không chỉ là nhiệm vụ của các cơ quan chức năng nhà nước, mà đã được nhiều cơ quan, tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể và doanh nghiệp coi trọng. Trước hết, nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động về công tác an toàn vệ sinh lao động đã từng bước được nâng cao. Nhiều doanh nghiệp coi công tác an toàn vệ sinh lao động như điều kiện để tồn tại, phát triển và sự sống còn của doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc chấp hành các quy định pháp luật về ATVSLĐ, cải thiện điều kiện làm việc, môi trường lao động, giảm thấp nhất tác hại của các yếu tố nguy hiểm, có hại trong quá trình làm việc tới sức khỏe của người lao động nói riêng và cộng đồng nói chung đã được nhiều doanh nghiệp thực hiện và thực hiện có hiệu quả.

Công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động ngày càng được củng cố, thể hiện qua sự hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật về an toàn vệ sinh lao động, đặc biệt chú ý đến các giải pháp giải quyết những vần đề mới phát sinh hoặc những tiêu cực trong hoạt động của kinh tế thị trường và hội nhập hiện nay như kéo dài thời gian lao động quá mức, bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động.

Các hoạt động thông tin tuyên truyền, huấn luyện nhằm nâng cao nhận thức về ATVSLĐ nói chung, cải thiện môi trường lao động nói riêng được đẩy mạnh và ngày càng nâng cao chất lượng, trong đó còn mở rộng đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các làng nghề, kinh tế trang trại, nông lâm và người lao động làm việc tại các cơ sở và các hội nghề nghiệp v.v. Nội dung huấn luyện đã từng bước được cụ thể và chuẩn hóa tới từng ngành nghề, công việc. Một số phương pháp huấn luyện an toàn vệ sinh lao động của Quốc tế đã được nghiên cứu ứng dụng và bổ sung phù hợp với điều kiện Việt Nam như phương pháp WISE (phương pháp cải thiện điều kiện làm việc đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ), phương pháp WIND (phương pháp cải thiện điều kiện làm việc trong nông nghiệp kết hợp với tình làng, nghĩa xóm) v.v. Công tác huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động đã chú ý đến những công việc, những nghề có nguy cơ cao hoặc tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn lớn, trước hết là các ngành điện, hóa chất, khai thác mỏ, xây dựng, các hệ thống điều chế và nạp khí v.v.

Tuy nhiên, thực tế nước ta, nền kinh tế vẫn còn ở trình độ công nghiệp hoá thấp, việc đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao để trở thành một nước công nghiệp phát triển thì không thể không chú ý đến công tác an toàn vệ sinh lao động – một nhân tố quan trọng, đòi hỏi giải quyết vấn đề kinh tế luôn đi đôi với giải quyết vấn đề xã hội, coi con người là vấn đề trọng tâm. Chính vì vậy, trong mọi thời điểm chúng ta không được lơ là công tác an toàn vệ sinh lao động, phải rất coi trọng, chú ý tập trung vào những vấn đề trọng tâm, trọng điểm, cụ thể là:

1. Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục trên quy mô lớn, bằng nhiều hình thức với nội dung phong phú nhằm nâng cao nhận thức về pháp luật lao động trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động, tạo ra sự chuyển biến ở các ngành, các cấp, đặc biệt là các doanh nghiệp và người lao động với khẩu hiệu ” An toàn vệ sinh lao động không chỉ là sự đảm bảo tính mạng, sức khoẻ người lao động mà còn là sự sống còn của doanh nghiệp, sự phồn vinh của quốc gia”. Trên cơ sở đó, mỗi ngành, mỗi cấp xây dựng kế hoạch hành động cụ thể thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động.

2. Tăng cường hơn nữa công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động. Trước hết, phải coi trọng việc hoàn thiện, bổ sung sửa đổi văn bản pháp quy phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh trong xu thế hội nhập và phát triển, đồng thời đưa văn bản vào cuộc sống; kiện toàn bộ máy thanh tra an toàn vệ sinh lao động; tăng cường công tác kiểm tra giám sát thực thi pháp luật, xử phạt nghiêm những sơ sở, cá nhân vi phạm pháp luật đồng thời khen thưởng kịp thời những nơi làm tốt, có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp cải thiện điều kiện lao động…

3. Đưa các quy định pháp luật lao động về công tác an toàn vệ sinh lao động thành một trong những nội dung không thể thiếu được khi tiến hành xúc tiến thương mại. Tiếp tục nghiên cứu đề xuất các cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cho công tác an toàn vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

4. Tạo điều kiện môi trường thuận lợi để động viên các doanh nghiệp, trước hết vì lợi ích của mình, của người lao động xây dựng và thực hiện quy chế tự kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định, quy phạm về an toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp, cũng như của từng ngành hoặc của các tổ chức hiệp hội sản xuất kinh doanh hiện nay.

5. Tuân thủ và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động, trước hết là với Tổ chức lao động Quốc tế (ILO), với các tổ chức quốc tế, các viện, cơ quan của chính phủ các quốc gia về mọi mặt, trong đó coi trọng các dự án đào tạo cán bộ, hoàn chỉnh các quy định pháp luật, củng cố mở rộng mạng lưới tuyên truyền, mạng lưới thông tin quốc tế và quốc gia đến tận cơ sở và người lao động./.

 GIÁM SÁT AN TOÀN LAO ĐỘNG

Quản l‎‎ý an toàn lao động phụ thuộc trước hết vào sự phối hợp hành động của mọi cá nhân và tổ chức, bao gồm cả Chính phủ, người sử dụng lao động và người lao động nhằm mục đích phòng chống tai nạn và bệnh tật… Việc ngăn ngừa mối hiểm họa tiềm tàng này chính là điều mà nhà quản l‎ý phải cố gắng thực hiện. Không thể đến khi có sự thiệt hại về người hoặc vật chất rồi mới hành động.

Giám sát thi công xây dựng công trình, nghiệm thu công việc xây dựng của ban quản lý dự án - Quản lý dự án xây dựng

Nhìn chung nguyên nhân quan trọng dẫn đến tai nạn lao động (TNLĐ) là do nhận thức của người lao động về công tác tư vấn an toàn vệ sinh lao động còn yếu kém. Mặt khác công tác an toàn còn thiếu sự quan tâm chăm sóc từ các công ty, doanh nghiệp trong việc giảm thiểu TNLĐ và cải thiện môi trường làm việc. Nhiều doanh nghiệp, dự án xây dựng chưa có mạng lưới quản lý an toàn. Một số dự án chủ công trình bán thầu, khoán trắng công tác ATLĐ cho các tổ đội, dẫn đến việc thường xuyên kiểm tra, đôn đốc người lao động tuân thủ các biện pháp ATLĐ bị bỏ ngỏ. Để khắc phục được những vấn đề trên cần đẩy mạnh công tác giám sát an toàn lao động.

Giám sát là một hoạt động được thực hiện một cách liên tục nhằm thu thập và phân tích các thông tin, từ đó giúp cho nhà quản lý, các doanh nghiệp biết chắc các hoạt động có được an toàn hay không? và kịp thời có các biện pháp can thiệp cần thiết để khắc phục những khó khăn, vướng mắc nếu có. Quá trình giám sát an toàn lao động còn giúp các tổ chức kịp thời hỗ trợ việc ra quyết định tạo nền tảng cho việc đánh giá và bài học kinh nghiệm cụ thể như sau:

1. Đối với khu vực toàn công ty

– Kiểm tra, đánh giá, đề ra biện pháp hạn chế rủi ro.

– Thông báo, giải thích cho công nhân và giám sát về phương pháp làm việc an toàn để ra phương pháp thay thế.

– Đề xuất tổ chức và tổ chức các lớp huấn luyện an toàn định kỳ và các cuộc họp an toàn hằng ngày.

– Hoàn thành và lưu trữ các loại giấy tờ có liên quan.

– Lập các quy trình thực hiện an toàn, cố vấn cho ban quản lý an toàn các phương pháp đảm bảo an toàn.

– Hướng dẫn lắp đặt và cung cấp các biển báo an toàn lao động, trang bị bảo hộ lao động.

– Chủ động ngăn ngừa các rủi ro và khắc phục nhanh chóng các sự cố một cách phù hợp với pháp luật bảo hộ lao động.

2. Đối với nhà thầu của công ty.

– Kiểm tra nhân lực, thiết bị, máy móc, vật tư nhà thầu đưa vào công ty và công trường xây dựng. Các thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được kiểm định và cấp giấy chứng nhận kiểm định an toàn.

– Kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công. Kiểm tra phòng thí nghiệm cố định, thí nghiệm tại hiện trường.

– Kiểm tra và giám sát nhà thầu thi công đúng thiết kế, đảm bảo tiến độ và an toàn.

– Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng, lắp đặt thiết bị theo quy định.

THẨM ĐỊNH THIẾT KẾ

Bạn là nhà đầu tư, bạn sẽ làm gì khi nghi ngờ độ tin cậy của  bản thiết kế do bên B cung cấp? Hay có tranh cãi về độ an toàn hay tính khả thi của nó? Câu trả lời là bạn cần bên thứ 3 (third party) thẩm định lại bản thiết kế đó.

MTSafety là một trong những đơn vị có nhiều kinh nghiệm nhất trong lĩnh vực tư vấn giám sát và thẩm định thiết kế.

GIÁM SÁT CHẾ TẠO

Một trong những hoạt động hữu hiệu nhất của MTSafety nhằm hỗ trợ cho công tác kiểm định là giám sát quá trình chế tạo các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Việc theo dõi quá trình chế tạo là biện pháp hiệu quả nhất để đảm bảo chất lượng thiết bị.

Thông thường, chúng tôi sẽ thay mặt bên mua thiết bị giám sát quá trình chế tạo. Tuy nhiên, nhiều đơn vị chế tạo cũng yêu cầu chúng tôi giám sát quá trình sản xuất của họ để nâng cao tính khách quan trong khâu kiểm tra chất lượng và tạo niềm tin với khách hàng.

Tóm lại, quá trình giám sát chế tạo sẽ giúp người mua yên tâm hơn, nhà chế tạo có cơ hội nâng cao chất lượng sản phẩm và cuối cùng là công tác kiểm tra an toàn và bảo trì, sửa chữa thiết bị sau này sẽ thuận lợi hơn vì cả quá trình chế tạo thiết bị đã được ghi nhận đầy đủ.

KIỂM TRA QUY TRÌNH HÀN

Nghiệp" Thợ Hàn | CÔNG TY TNHH SHTC VIỆT NAM

Theo các tiêu chuẩn về bình áp lực của Việt nam và những tiêu chuẩn quốc tế, nhà chế tạo phải xây dựng quy trình hàn và kiểm tra quy trình này.

Việc kiểm tra quy trình bao gồm việc hàn thử và kiểm tra mối hàn thử đó bằng các phương pháp không phá hủy và thử cơ tính. Khi áp dụng những công nghệ hàn phức tạp việc xây dựng và kiểm tra quy trình hàn là 1 bước khó khăn, mất nhiều thời gian và tốn kém.

Sau khi có quy trình hàn, đối với những dự án lớn hoặc sản xuất hàng loạt, người ta còn cần phải kiểm tra tay nghề thợ hàn trên quy trình này, tức là kiểm tra xem những thợ hàn của mình có thực hiện thành công quy trình hàn đã đề ra không (trong khi việc kiểm tra quy trình chỉ nhằm kiểm tra tính phù hợp về công nghệ và kỹ thuật).

Lợi ích của những công việc này là giảm thiểu những mối hàn không đạt yêu cầu trong quá trình sản xuất từ đó tiết kiệm thời gian, chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm.

MTSafety với bề dày kinh nghiệm kiểm tra và đánh giá các quy trình hàn khác nhau có khả năng tư vấn cho Quý vị xây dựng quy trình hàn phù hợp với thiết bị của mình một cách nhanh chóng và ít tốn kém nhất.

LẬP HỒ SƠ KỸ THUẬT

Tiêu chuẩn Việt Nam quy định các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn khi kiểm định phải có đầy đủ hồ sơ kỹ thuật được soạn lập theo TCVN.

Đối với thiết bị sản xuất trong nước, hồ sơ này do nhà chế tạo cung cấp cùng với thiết bị. Tuy nhiên nhà chế tạo có thể lập hồ sơ cho thiết bị của mình hoặc thuê một đơn vị tư vấn có đủ năng lực thực hiện.

Đối với thiết bị sản xuất ở nước ngoài, hồ sơ kèm theo phải được dịch và soạn lập lại theo TCVN.

Trong rất nhiều trường hợp thiết bị không có hồ sơ (do thất lạc, thiết bị không rõ nguồn gốc, thiết bị đã qua sử dụng được nhập từ nước ngoài…) thì phải tiến hành xác lập lại hồ sơ kỹ thuật.

MTSafety là đơn vị có đầy đủ năng lực để thực hiện việc lập hồ sơ ban đầu cho thiết bị mới được chế tạo, dịch thuật và lập hồ sơ cho thiết bị được sản xuất từ nước ngoài hoặc xác lập lại hồ sơ cho các thiết bị không có hồ sơ gốc.