KIỂM TRA – THỬ NGHIỆM

KIỂM TRA KHÔNG PHÁ HỦY

Các dịch vụ Kiểm tra không phá hủy (Non destructive test – NDT) do MTSafety cung cấp cho phép kiểm tra, đánh giá tình trạng kỹ thuật của kim loại và các mối hàn khi chế tạo cũng như sau một thời gian sử dụng.

Kiểm tra không phá hủy (Non destructive test – NDT) là thuật ngữ chỉ các biện pháp kiểm tra cho phép xác định tình trạng bề mặt và bên trong chiều dày của kết cấu mà không gây phá hủy thiết bị. Các phương pháp chủ yếu :

1. Siêu âm kiểm tra (Ultrasonic test – UT)
2. Chụp ảnh bức xạ hay còn gọi là chụp phim (Radiographic test – RT)
3. Kiểm tra bằng chất lỏng thẩm thấu (Penetrant test-PT)
4. Kiểm tra bằng bột từ (Magnetic particle test – MT)

1.Kiểm tra siêu âm (Ultrasonic test)

Kiểm Tra Không Phá Hủy Và Một Số Phương Pháp NDT Phổ Biến - Công ty Phúc Minh Anh (PMA)

Sử dụng chùm sóng âm có tần số trên ngưỡng con người nghe được (siêu âm) đập vào vùng cần kiểm tra. Nếu không có khuyết tật, chùm siêu âm sẽ đi thẳng, còn nếu gặp khuyết tật, chùm siêu âm sẽ phản xạ trở lại, tương tự như tiếng vọng ta nghe được từ vách núi. Thiết bị siêu âm có thể giúp ta thấy được sóng âm phản hồi và từ đó có thể biết được khuyết tật nằm ở đâu trong vật kiểm tra. Dựa vào mức độ mạnh yếu của chùm âm vọng, ta cũng có thể đánh giá được kích thước của khuyết tật.

Phương pháp siêu âm là một trong 5 phương pháp được ứng dụng rộng rãi để đo chiều dày vật liệu, đánh giá ăn mòn, phát hiện tách lớp và phát hiện khuyết tật trong mối hàn và các kết cấu kim loại và compoosite. Phương pháp cũng được sử dụng rộng rãi để đánh giá cường độ bê tông, khuyết tật (lỗ rồng, vết nứt trong bê tông. Ưu điểm nổi bật của phương pháp là nhanh, chính xác, thiết bị tương đối rẻ, và có thể cho ta biết cả chiều sâu của khuyết tật. Tuy nhiên, phương pháp cũng có nhiều hạn chế như bỏ sót nhiều khuyết tật có mặt phẳng định hướng song song với chùm siêu âm, kết quả kiểm tra phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng của kỹ thuật viên và số liệu không lưu trữ, kiểm chứng được.công việc Siêu âm kiểm tra là một trong những thế mạnh của MTSafety.

2.Chụp phim (RT):

High Definition Real Time Radiography (HDRTR)

Phương pháp chụp ảnh phóng xạ sử dụng ống phóng tia X (tương tự như đèn hình vô tuyến) hoặc nguồn phóng xạ phát ra chùm tia gamma chiếu qua vật cần kiểm tra. Khi đi qua vật, chùm tia phóng xạ bị suy yếu đi, mức độ suy giảm của chùm phụ thuộc vào loại vật liệu (nhẹ hay nặng) và chiều dày mà nó đi qua. Khi đi qua các vùng có khuyết tật, rỗ khí chẳng hạn, cường độ của chùm tia bị suy giảm ít hơn khi đi qua vùng không có khuyết tật. Nếu ta đặt tấm phim ở phía sau vật kiểm tra (tương tự như đặt phim X-quang sau lưng bệnh nhân khi chụp phổi) ta sẽ thấy trên ảnh chụp dược, có các vùng hình tròn đen sẫm hơn rất nhiều so với vùng xung quanh. Đó chính là hình chiếu của khuyết tật trên phim. Ta cũng có thể xác định được kích thước của khuyết tật qua ảnh chụp được. Phương pháp chụp ảnh phóng xạ cho kết quả kiểm tra tin cậy, số liệu kiểm tra có thể lưu lại được. Tuy nhiên phương pháp này không cho ta biết về chiều sâu của khuyết tật. Phương pháp cũng có nguy cơ gây độc hại phóng xạ và khí thực hiện ở công trường thường làm giám đoạn công việc khác.

3.Kiểm tra bằng chất lỏng thẩm thấu (PT):

Dye Penetrant — Metallurgical Engineering Services

Một trong những phương pháp hay sử dụng nhất để phát hiện các vết nứt trên bề mặt kim loại, mối hàn sau khi gia công, đặc biệt là các vật liệu không nhiễm từ như thép không rỉ. Trong phương pháp này người ta phun một chất lỏng có khả năng thẩm thấu cao và có màu sắc dễ phân biệt (thường là màu đỏ) lên bề mặt vật cần kiểm tra. Nếu trên bề mặt có các vết nứt dù là rất nhỏ, chất thẩm thấu sẽ ngấm vào và đọng lại ở các khe nứt. Sau khi chờ cho quá trình ngấm kết thúc, người ta loại bỏ hết phần chất thẩm thấu thừa trên bề mặt và tiếp tục phun lên bề mặt kiểm tra một chất khác gọi là “chất hiện màu” làm cho phần chất thẩm thấu đã ngấm vào các vết nứt nổi rõ lên cho phép ghi nhận các vết nứt rất nhỏ, mắt thường không phát hiện được. Tuy nhiên để có thể áp dụng phương pháp này bề mặt vật kiểm tra phải rất sạch và khô vì vậy nó không thích hợp với các bề mặt bị bám bẩn và có độ nhám cao. Mặt khác mặc dù không đòi hỏi phải đầu tư thiết bị, việc kiểm tra PT đòi hỏi người kiểm tra phải thực sự có kinh nghiệm và được đào tạo đầy đủ. Phương pháp này thường được MTSafety sử dụng như biện pháp kiểm tra bổ sung trong việc kiểm tra các mối hàn sau khi xử lý nhiệt, các mối hàn kết cấu cần trục, v.v.

4.Kiểm tra bằng bột từ (MT):

Mặc dù không sử dụng được với các vật liệu không nhiễm từ như thép không rỉ, MT là phương pháp có độ tin cậy và độ nhạy cao hơn, không đòi hỏi bề mặt kiểm tra phải quá sạch và nhẵn như khi kiểm tra thẩm thấu. MT được MTSafety áp dụng phổ biến trong việc kiểm tra định kỳ các nồi hơi và bình áp lực có nguy cơ nứt cao sau một thời gian sử dụng như bồn chứa NH3 hóa lỏng, các nắp nồi hấp, bình khử khí, bao hơi và bao bùn của nồi hơi nhà máy nhịêt điện, bề mặt ống lò của nồi hơi ống lò ống lửa… Mặt khác cũng thường áp dụng MT như biện pháp kiểm tra bổ sung đối với các mối hàn, chi tiết gia công sau khi xử lý nhiệt. Trong phương pháp này, vùng cần kiểm tra sẽ được từ hoá bằng cách cho tiếp xúc với một nam châm điện đặc biệt được gọi là “gông từ”. Sau khi từ hóa, người ta phun lên bề mặt vùng cần kiểm tra một lớp bột sắt từ (thường có màu đen). Nếu trên vùng kiểm tra không có các khuyết tật hay vết nứt, các hạt sắt từ này sẽ phân bố một cách đều đặn dọc theo các đường sức từ trường. Nếu có các vết nứt hay khuyết tật, các đường sức từ trường bị gián đoạn sẽ làm cho các hạt sắt từ tập trung cục bộ tại vùng có khuyết tật. Bằng việc xem xét kỹ sự phân bố của các hạt sắt từ trên vùng kiểm tra, người ta dễ dàng phát hiện ra các vị trí bị nứt hay có các khuyết tật bề mặt. Trong thực tế để dễ phân biệt vị trí có khuyết tật, người ta thường phun lên bề mặt vùng kiểm một lớp dung môi màu trắng có tác dụng làm nổi bật màu đen của các hạt sắt từ hoặc sử dụng đèn huỳnh quang tia cực tím trong những trường hợp đòi hỏi độ nhạy cao

Magnetic Particle Inspection (MPI) | NDT

KIM TRA PHÁ HY (DT)

Chi tiết kiểm tra bị “phá hủy”, khi dùng nó để tạo ra các mẫu kiểm tra (test specimen). Vật mẫu được phân tích và kiểm tra để làm sáng tỏ hơn cho kiểm tra không phá hủy.Nó phù hợp với chế tạo các sản phẩm hàng loạt, lớn, và hạn chế với sản phẩm ít và hiếm. Có rất nhiều phương pháp kiểm tra phá hủy, tùy vào yêu cầu và mục đích mà ta chọn phương pháp kiểm tra nghiệm thử phù hợp.

* Hai nhóm kiểm tra phá hủy:

– Kiểm tra định lượng (để xác định cơ tính – các trị số cụ thể về độ bền, độ cứng…)

– Kiểm tra định tính (để đánh giá chất lượng liên kết – xem liên kết có lành lặn hay không).

* Các loại kiểm tra phá hủy:

– Thử uốn cho mối hàn

– Thử kéo ngang

– Thử kéo kim loại đắp

– Thử độ dai va đập

– Thử độ cứng

– Thử CTOD (độ mở đầu vết nứt)

– Thử uốn

– Thử phá gẫy

KIỂM TRA AN TOÀN HỆ THỐNG CHỐNG SÉT

Một tiếng sét giá trị bao nhiêu tiền? - QuanTriMang.com

Việt Nam là một nước nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm, khí hậu Việt Nam rất thuận lợi cho việc phát sinh, phát triển của dông sét. Số ngày dông có ở Việt Nam trên nhiều khu vực thuộc loại khá lớn. Vì vậy việc đề ra các quy định kiểm tra định kỳ hệ thống chống sét là cần thiết, để bảo đảm cho toàn bộ nhà máy như các khu nhà xưởng, khu văn phòng, kho chứa xăng dầu, trạm chiếc nạp gas, trạm kinh doanh xăng dầu, cơ sở bức xạ, trạm xử lý nước, xử lý nước thải, ống khói…
Một hệ thống chống sét sử dụng kim chống sét cổ điển hay hiện đại đều phải có đầy đủ ba phần chính: kim chống sét, dây dẫn sét và hệ thống tiếp địa (nối đất).

– Kim chống sét là điểm đầu tiên tiếp nhận tia sét. Tùy vào yêu cầu của từng công trình cụ thể ta sẽ chọn loại kim phù hợp. Trên thị trường có nhiều loại kim thu sét phóng điện sớm của các hãng như Ingesco, Liva, LPI, …

– Dây dẫn sét có tác dụng chuyển tải dòng sét xuống đất dễ dàng và phải chịu được nhiệt độ phát nóng cục bộ để không bị biến dạng. Ta có thể chọn cáp đồng thoát sét loại có tiết diện 50mm² trở lên hoặc cáp thoát sét chống nhiễu chuyên dụng.

– Hệ thống nối đất đóng vai trò rất quan trọng trong việc trung hòa dòng sét, đảm bảo hiệu quả bảo vệ của hệ thống chống sét. Các thiết bị của hệ thống nồi đất bao gồm các cọc nối đất bằng thép bọc đồng, cọc đồng, ống đồng, cáp đồng thoát sét và hóa chất làm giảm điện trở đất. Để kết nối các cọc đồng tiếp đất và dây đồng trần thoát sét, ta sử dụng các mối hàn hóa nhiệt. Mối hàn này có tác dụng dẫn dòng điện (tốt hơn cả dây dẫn), không bị lão hóa, bị ăn mòn trong một thời gian dài. Hóa chất làm giảm điện trở được pha trộn lẫn nhau trong nước và đổ lên vùng chôn các điện cực để tạo ra một lớp khô cứng đồng nhất. Lớp hóa chất này sẽ có tác dụng làm giảm thấp điện trở hệ thống tiếp đất; không bị rửa trôi và bền vững (không đòi hỏi phải bảo trì) trong nhiều năm; giúp hệ thống cọc tiếp đất chống lại sự ăn mòn của môi trường tự nhiên. Các hệ thống tiếp đất chống sét phải đảm bảo yếu tố có tổng trở nhỏ hơn 10 Ω đối với chống sét trực tiếp và nhỏ hơn 4 Ω đối với chống sét lan truyền.

Cách đo điện trở đất, quy trình & Tiêu chuẩn đo điện trở nối đất - META.vn

Như vậy, để duy trì, đảm bảo độ an toàn của hệ thống chống sét cần phải đo diện trở tiếp địa, về mặt quản lý nhà nước trong lĩnh vực này có quy định tại Điều 7 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính Phủ. Theo đó, cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này phải có hệ thống chống sét bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy; Điều 13 nghị định 52/2012 ND-CP ngày 14/6/2012 và theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9385: 2012 “Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống” quy định kiểm tra định kỳ hệ thống chống sét được tiến hành định kỳ, tốt nhất không quá 12 tháng.

KIỂM TRA AN TOÀN HỆ THỐNG ĐIỆN

Điện năng đóng một vai trò rất quan trọng trong sản xuất và đời sống, nhưng bản thân nó cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ mà chúng ta không lường hết được. Do đó, nó có thể gây ra những tai nạn, sự cố rất nghiêm trọng nếu chúng ta không tuân thủ theo qui định, tiêu chuẩn, qui chuẩn kỹ thuật an toàn sử dụng điện

Hàng năm trong cả nước đã xảy ra hỏa hoạn lớn, hàng trăm vụ tai nạn điện gây thiệt hại nặng về tính mạng, sức khỏe con người, tài sản của Nhà nước và nhân dân mà nguyên nhân do mất an toàn sử dụng điện. Vì vậy, việc đảm bảo an toàn cho người lao động và người sử dụng điện là vấn đề cần được quan tâm đúng mức nhằm phòng ngừa và hạn chế tại nạn điện.

Theo quy phạm an toàn điện hạ áp thì hệ thống điện phải được kiểm tra, nghiệm thử khi lắp đặt, sửa chữa và cân chỉnh định kỳ. Thủ trưởng đơn vị sử dụng có trách nhiệm tổ chức kiểm tra các yêu cầu kỹ thuật an toàn theo tiêu chuẩn Việt Nam và theo thiết kế, việc tiến hành kiểm tra phải được tiến hành từ khi thiết kế, lắp đặt và định kỳ trong quá trình sử dụng.

Sự nguy hiểm của dòng điện khác hẳn với những loại nguy hiểm khác nhau trong công việc vì người ta không thể nhận biết được trước khi nó xảy ra, trong khi đó, có thể nghe tiếng một chiếc xe đang tới gần, có thể nhìn thấy trước nguy cơ một vật có thể bị rơi hoặc ngửi thấy trước mùi khí bị rò rỉ.

Nội dung kiểm định an toàn điện được quy định cụ thể trong các quy trình kiểm định được ban hành tương ứng với từng loại thiết bị, dụng cụ điện, bao gồm một hoặc nhiều nội dung chính như: Kiểm tra bên ngoài; đo điện trở cách điện; đo điện trở của các cuộn dây; kiểm tra độ bền của điện môi; đo điện trở tiếp xúc; đo dòng điện rò; đo các thông số đóng cắt thiết bị; kiểm tra hoạt động của các cơ cấu an toàn, các bộ phận có chức năng bảo vệ như bộ điều tốc, phanh hãm; v.v…

Đối với chu kỳ kiểm định, kiểm định lần đầu được thực hiện trước khi đưa vào sử dụng, vận hành thiết bị, dụng cụ điện; Kiểm định định kỳ được thực hiện trong quá trình sử dụng, vận hành thiết bị, dụng cụ điện. Đối với các thiết bị trong dây chuyền đang vận hành không thể tách để kiểm định riêng lẻ, được kiểm định theo chu kỳ đại tu đây chuyền thiết bị. Kiểm định bất thường được thực hiện khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khi đã khắc phục xong sự cố hoặc theo nhu cầu của các tổ chức/ các nhân sử dụng, vận hành thiết bị, dụng cụ điện.

Kết thúc kiểm định, thiết bị, dụng cụ điện đạt yêu cầu phải được dán tem kiểm định ở vị trí không bị che khuất, dễ quan sát và tránh được tác động không có lợi của môi trường.

MỘT SỐ TIÊU CHUẨN VỀ AN TOÀN ĐIỆN

Yêu cầu chung về bảo vệ chống điện giật:

– Vỏ bảo vệ;

– Che chắn bảo vệ;

– Bố trí bảo vệ;

– Cách điện nơi làm việc;

– Dùng điện áp an toàn;

Nối đất bảo vệ: Rđ ≤ 4 Ω tại bất kỳ thời điểm nào trong năm. ( theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9358: 2012 “ Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – yêu cầu chung”.

* Yêu cầu chung về máy điện cầm tay:

– Dòng điện rò:

0.75mA: với máy điện cầm tay cấp I.

0.5mA: với máy điện cầm tay cấp II, III.

– Điện trở cách điện:

Cách điện làm việc Rcđ = 2 MΩ

Cách điện tăng cường Rcđ = 7 MΩ

KIỂM ĐỊNH, HIỆU CHUẨN VAN AN TOÀN

Van an toàn dùng để bảo vệ thiết bị không bị vượt quá áp suất quy định. Khi áp suất trong thiết bị tăng lên đến áp suất đặt của van an toàn thì van an toàn tự mở để xả áp ra ngoài, ngăn ngừa sự cố nổ vở thiết bị

Các loi van an toàn:

Kiểm định van an toàn

– Van an toàn kiểu lò xo: thường dùng nhất.

– Van an toàn kiểu đối trọng (quả tạ): chỉ dùng cho thiết bị đặt cố định.

– Van an toàn kiểu màng: thường dùng cho môi chất bột hoặc loại môi chất có khả năng kết dính, vón cục để tiến hành kiểm tra nghiệm thử. Khi áp suất đạt đến áp suất phá huỷ màng thì màng sẽ nổ, sau đó phải thay màng khác.

Muốn van an toàn làm việc với độ tin cậy, chính xác thì nó phải được thường xuyên kiểm tra, cân chỉnh định kỳ hoặc bất thường trong những trường hợp sau:

– Trước khi đưa thiết bị vào hoạt động.

– Trong quá trình hoạt động của thiết bị nếu thấy cần thiết.

– Khi thiết bị được kiểm tra vận hành và kiểm định định kỳ hoặc bất thường

Vic cân chnh van an toàn gm những bước sau:

– Kiểm tra bằng mắt tình trạng kỹ thuật của van;
– Dùng khí (không khí nén, Nitơ) hoặc chất lỏng (nước, dầu chuyên dụng) nâng áp suất để kiểm tra áp suất tác động, áp suất đóng của van;
– Hiệu chỉnh cho phù hợp thực tế;
– Kiểm tra độ kín của van;
– Kẹp chì.

KIỂM ĐỊNH, HIỆU CHUẨN ĐỒNG HỒ ÁP SUẤT (ÁP KẾ)

Dùng để đo áp suất bên trong thiết bị. Nhờ có áp kế mà người vận hành biết được áp suất bên trong thiết bị, vì vậy áp kế cần phải đảm bảo đo chính xác áp suất.

Mặt của áp kế (thang đo) phải kẻ vạch đỏ ở số chỉ áp suất làm việc của thiết bị. Thang đo của áp kế phải chọn để số chỉ áp suất làm việc nằm vào khoảng từ 1/3 đến 2/3 thang đo

Áp kế theo dõi trực tiếp áp suất phải đặt dễ nhìn thấy tại sàn phục vụ, mặt của áp kế nghiêng khoảng 300 khi đặt cao hơn tầm mắt.

Muốn áp kế làm việc với độ tin cậy, chính xác thì nó phải được thường xuyên kiểm tra, cân chỉnh định kỳ hoặc bất thường trong những trường hợp sau:

– Trước khi đưa thiết bị vào hoạt động.

– Trong quá trình hoạt động của thiết bị nếu thấy cần thiết.

– Khi thiết bị được kiểm tra vận hành và kiểm định định kỳ hoặc bất thường

Đồng hồ áp suất là thiết bị đo có thiết kế đơn giản nhưng nếu việc lựa chọn mua thiết bị không phù hợp cũng như việc lắp đặt không đúng sẽ dễ dẫn đến những rủi ro không lường trước như: hư hỏng, gây nổ và có thể ảnh hưởng đến con người. Do đó, khi muốn sử dụng đồng hồ áp suất phải tìm hiểu cách lắp đặt để sử dụng thiết bị một cách hiệu quả và an toàn nhất.

Các bước tiến hành lắp đặt đồng hồ áp suất:

1. Kiểm tra đồng hồ áp suất

Khi tiến hành kiểm tra cần lưu ý đến:

Đồng hồ áp suất đã được kiểm định hay chưa ( Nếu thiết bị đã được kiểm định thì các bạn yên tâm).

Tình trạng hiện tại của đồng hồ áp suất có thiết bị lỗi hay không vì trong một lô hàng đôi khi có lẫn những cái bị lỗi.

Dải đo: Giá trị thang đo lớn nhất và nhỏ nhất; có phù hợp với ứng dụng đo hay không?

Việc kiểm tra trước khi lắp sẽ khiến bạn thấy an tâm cũng như tiết kiệm chi phí và thời gian trong trường hợp thiết bị lỗi.

2. Xác định vị trí lắp đặt

Độ rung chấn, nhiệt độ hay hóa chất là những tác nhân ảnh hưởng đến đồng hồ áp suất. Do vậy mà việc định vị chính xác vị trí để lắp đặt đồng hồ áp suất sao cho độ rung chấn nhiệt độ và hóa chất tác động lên thiết bị ở mức nhỏ nhất.

Với các máy móc có độ rung lớn cần phải chọn vị trí lắp đặt xa máy và kết nối bằng ống mềm chịu áp lực. Với các máy khi làm việc tạo ra nhiệt độ cao thì khi lắp đặt đồng hồ áp suất nếu cần có thể sử dụng các loại ống Xy-Pông để giảm nhiệt độ tác dụng lên thiết bị.

Với các máy khi làm việc trong môi trường hóa bụi khi lắp đặt đồng hồ áp suất nên đặt xa cách ly môi trường hóa chất hoặc sử dụng đồng hồ áp suất chất liệu Inox hay chống ăn mòn.

3. Tiến hành lắp đặt đồng hồ áp suất

Việc lắp đặt trở nên rất đơn giản tuy nhiên cần lưu ý:

Không nên tác dụng lực vào thân và mặt đồng hồ trực tiếp vì chúng gây móp méo và có thể làm bể mặt đồng hồ.

Dùng mỏ-lết hoặc cờ-lê để vặn từ từ và đều tay theo chiều ren của chúng. Tránh xoáy lệch chân ren.

Nên sử dụng cao su non (Teflon) hoặc keo để quấn vào chân ren của đồng hồ trước khi lắp nhằm đảm độ kín tốt nhất cho quá trình sử dụng.