23. Quy trình kiểm định an toàn sàn biểu diễn di động – BLĐTBXH

Cho thuê âm thanh sự kiện ngoài trời chuyên nghiệp

Lưu về máy: bấm vào đây để tải bản đầy đủ.

1. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
1.1. Phạm vi áp dụng
Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn này áp dụng để kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu, định kỳ,
bất thường đối với sàn biểu diễn di động thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Quy trình này không áp dụng cho các loại sàn biểu diễn được chế tạo, lắp dựng mang tính tạm
thời bằng các loại vật liệu sẵn có (như tre, gỗ, ống….).
1.2. Đối tượng áp dụng
– Các tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động;
– Các kiểm định viên kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
2. TÀI LIỆU VIỆN DẪN
– QCVN 22: 2018/BGTVT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc Gia về chế tạo và kiểm tra phương tiện, thiết bị xếp dỡ;
– TCXD VN296: 2004: Dàn giáo – các yêu cầu về an toàn;
– TCVN 4244-2005: Thiết bị nâng – thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật;
– TCVN 5179: 1990: Máy nâng hạ – Yêu cầu thử thiết bị thủy lực về an toàn;
– TCXDVN 355:2005: Tiêu chuẩn thiết kế nhà hát – phòng khán giả – Yêu cầu kỹ thuật.
Trong trường hợp các tài liệu viện dẫn nêu trên có bổ sung sửa đổi hoặc thay thế thì áp dụng
theo quy định tại văn bản mới nhất.
Kiểm định kỹ thuật an toàn sàn biểu diễn di động có thể căn cứ theo tiêu chuẩn khác khi có đề
nghị của cơ sở sử dụng, chế tạo với điều kiện tiêu chuẩn đó phải có các chỉ tiêu kỹ thuật về an
toàn bằng hoặc cao hơn so với các chỉ tiêu quy định trong các tiêu chuẩn quốc gia được viện
dẫn trong quy trình này.
3. THUẬT NGỮ, ĐỊNH NGHĨA
Quy trình này sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa trong các tài liệu viện dẫn nêu trên và một số
thuật ngữ, định nghĩa trong quy trình này được hiểu như sau:
3.1. Sàn biểu diễn di động: là tổ hợp thiết bị phục vụ biểu diễn nghệ thuật, mít tinh…., trên sàn có người và các đạo cụ phục vụ công tác biểu diễn, loại sàn này có thể tháo, lắp và di chuyển đến vị trí khác.
3.2. Đơn vị sàn biểu diễn (modun): Một sàn biểu diễn nhỏ nhất có thể hoạt động độc lập. Một sàn biểu diễn có thể được lắp ghép bởi nhiều modun.
3.3. Sàn nâng hạ: Một bộ phận sàn biểu diễn có thể nâng lên cao hơn hoặc hạ xuống thấp hơn
mặt sàn biểu diễn chính.
3.4. Trọng tải làm việc an toàn (SWL): tổng khối lượng người và dụng cụ lớn nhất được phép
hoạt động trên sàn.
3.5. Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu:
Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của sàn biểu diễn di động theo các quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi lắp đặt và trước khi đưa vào sử dụng lần
đầu.
3.6. Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ:
Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của sàn biểu diễn di động theo các quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi hết thời hạn của lần kiểm định trước.
3.7. Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường:
Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn sàn biểu diễn di động theo các quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi:
– Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của sàn biểu
diễn di động;
– Sau khi thay đổi vị trí lắp đặt;
– Khi có yêu cầu của cơ sở sử dụng hoặc cơ quan có thẩm quyền.
4. CÁC BƯỚC KIỂM ĐỊNH
Khi kiểm định phải lần lượt tiến hành theo các bước sau:
– Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị;
– Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài;
– Kiểm tra kỹ thuật – thử không tải;
– Các chế độ thử tải- phương pháp thử;
– Xử lý kết quả kiểm định.
Lưu ý: Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt
yêu cầu. Tất cả các kết quả kiểm tra của từng bước phải được ghi chép đầy đủ vào bản ghi chép
hiện trường theo mẫu quy định tại Phụ lục 01 và lưu lại đầy đủ tại tổ chức kiểm định.
5. THIẾT BỊ, DỤNG CỤ PHỤC VỤ KIỂM ĐỊNH
Các thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định phải được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định. Các thiết
bị, dụng cụ phục vụ kiểm định gồm:
– Thiết bị đo khoảng cách;
– Dụng cụ phương tiện kiểm tra kích thước hình học;
– Lực kế hoặc cân treo;
– Thiết bị đo nhiệt độ;
– Thiết bị đo cường độ ánh sáng;
– Thiết bị đo điện trở cách điện;
– Thiết bị đo điện trở tiếp địa;
– Thiết bị đo điện vạn năng;
– Ampe kìm;
– Tốc độ kế (máy đo tốc độ) (nếu cần);
– Máy thủy bình (nếu cần).
6. ĐIỀU KIỆN KIỂM ĐỊNH
Khi tiến hành kiểm định phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
6.1. Thiết bị phải ở trạng thái sẵn sàng đưa vào kiểm định.
6.2. Hồ sơ, tài liệu của thiết bị phải đầy đủ.
6.3. Các yếu tố môi trường, thời tiết đủ điều kiện không làm ảnh hưởng tới kết quả kiểm định.
6.4. Các điều kiện về an toàn vệ sinh lao động phải đáp ứng để vận hành thiết bị.
7. CHUẨN BỊ KIỂM ĐỊNH
7.1. Trước khi tiến hành kiểm định thiết bị, tổ chức kiểm định và cơ sở phải phối hợp, thống nhất
kế hoạch kiểm định, chuẩn bị các điều kiện phục vụ kiểm định và cử người tham gia, chứng kiến
kiểm định.
7.2. Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị.
Căn cứ vào các hình thức kiểm định để kiểm tra, xem xét các hồ sơ sau:
7.2.1. Khi kiểm định lần đầu:
– Lý lịch, hồ sơ của thiết bị phải thể hiện được các nội dung:
+ Loại, mã hiệu; số chế tạo; năm chế tạo; nhà chế tạo;
+ Tải trọng cho phép và số người được phép hoạt động tối đa.
Với loại sàn có bộ phận nâng hạ hay di chuyển phải thể hiện được: loại dẫn động; loại điều
khiển; vận tốc nâng hạ, di chuyển, quay … và đặc trưng kỹ thuật chính các hệ thống của thiết bị;
– Các bản vẽ có ghi các kích thước chính;
– Bản vẽ nguyên lý điện điều khiển;
– Hướng dẫn vận hành, xử lý sự cố;
– Hồ sơ nền đặt sàn biểu diễn (nếu có).
7.2.2. Khi kiểm định định kỳ:
– Lý lịch, kết quả kiểm định lần trước;
– Hồ sơ về quản lý sử dụng, vận hành, bảo dưỡng; biên bản thanh tra, kiểm tra (nếu có);
– Hồ sơ nền đặt sàn biểu diễn (nếu có).
7.2.3. Khi kiểm định bất thường:
– Trường hợp cải tạo, sửa chữa: hồ sơ thiết kế cải tạo, sửa chữa, biên bản nghiệm thu sau cải
tạo, sửa chữa;
– Biên bản kiểm tra của cơ quan chức năng;
– Hồ sơ nền đặt sàn biểu diễn (nếu có).
Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi đầy đủ và đáp ứng các quy định tại 7.2 của quy trình này. Nếu
không đảm bảo, cơ sở phải có biện pháp khắc phục bổ sung.
7.3. Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện kiểm định phù hợp để phục vụ quá trình kiểm định.
7.4. Xây dựng và thống nhất biện pháp an toàn với cơ sở trước khi kiểm định. Chuẩn bị đầy đủ
phương tiện bảo vệ cá nhân, đảm bảo an toàn trong quá trình kiểm định.

Lưu về máy: bấm vào đây để tải bản đầy đủ.